Từ goá phụ nghèo khổ ở Việt Nam...
Trần Thị Mai, cô dâu Việt sinh năm 1980, lấy chồng sớm và sinh được 2 con trai chẳng được bao lâu thì chồng chết. Một mình với 2 con thơ dại, đến cái ăn cũng thiếu. Nhìn đi nhìn lại, bên nhà chồng và gia đình bố mẹ đẻ chẳng ai khá hơn nên liều một phen theo phong trào tìm chồng Hàn Quốc.
Mai mối dẫn đường, năm 2009 Trần Thị Mai được một người đàn ông Hàn Quốc hơn mình 20 tuổi chọn làm vợ. Theo chồng về Hàn Quốc được 3 ngày thì cô đã phải bắt đầu cuộc sống mới bằng việc ...bán xúc xích bên vỉa hè. Nắng cũng như mưa, ngày hè cũng như ngày đông, cô chăm chỉ, chịu khó làm lụng. Nhưng thức ăn nhanh nhanh chóng bị tẩy chay, nhất là khi người người, nhà nhà đều quan tâm hơn đến sức khỏe
Trần Thị Mai, cô dâu Việt sinh năm 1980, lấy chồng sớm và sinh được 2 con trai chẳng được bao lâu thì chồng chết. Một mình với 2 con thơ dại, đến cái ăn cũng thiếu. Nhìn đi nhìn lại, bên nhà chồng và gia đình bố mẹ đẻ chẳng ai khá hơn nên liều một phen theo phong trào tìm chồng Hàn Quốc.
Mai mối dẫn đường, năm 2009 Trần Thị Mai được một người đàn ông Hàn Quốc hơn mình 20 tuổi chọn làm vợ. Theo chồng về Hàn Quốc được 3 ngày thì cô đã phải bắt đầu cuộc sống mới bằng việc ...bán xúc xích bên vỉa hè. Nắng cũng như mưa, ngày hè cũng như ngày đông, cô chăm chỉ, chịu khó làm lụng. Nhưng thức ăn nhanh nhanh chóng bị tẩy chay, nhất là khi người người, nhà nhà đều quan tâm hơn đến sức khỏe
Chị Trần Thị Mai.
Cho thỏa nỗi nhớ nhà, thi thoảng, Mai làm Phở và các món ăn Việt cho chồng và gia đình chồng cùng thưởng thức. Trong nỗi chán chường vì doanh thu của việc bán xúc xích ngày càng giảm, lại thấy vợ nấu món Việt rất ngon, người chồng ( ông Jeon Na Wook) đề nghị vợ “hay mình bán phở Việt?”. E dè và ái ngại với môi trường sống mới nhưng cũng rất tự tin vào khả năng nấu nướng của mình, chị đồng ý thử. Và họ dè dặt viết lên tấm bảng nhỏ xíu bên vỉa hè “Phở Việt do người Việt nấu”....Năm 2012, sau 3 năm theo chồng đến miền đất “Thiên đường”, cô bắt đầu làm chủ như thế.
Triệu phú bán phở
Ngay ngày đầu tiên bán Phở, luôn luôn có đến hơn 50 người xếp hàng chờ được ăn. Hàng cứ xếp dài ra ảnh hưởng cả giao thông, vợ chồng cô ngập tràn hạnh phúc.
Nhiều thực khách đến đây cho hay, so với các nhà hàng phở nhượng quyền khác của Việt Nam thì các món ăn ở đây mang đặc trưng hương vị Việt Nam hơn nhiều. Hơn thế, giá cả thì rất phải chăng. Vì bắt đầu là món ăn bên vỉa hè nên không thể đắt đỏ. Mỗi món, mỗi tô phở giá chỉ 3.000 won, một mức giá rất phải chăng, bằng khoảng một nửa so với giá ở những quán phở bình dân khác tại Seoul.
Dù là vỉa hè, nhưng món ăn đặc trưng, ngon và rẻ nên mỗi ngày khách đến càng đông hơn, chưa ngày nào bán được ít hơn 300 tô, nên 2 vợ chồng bàn nhau phải mở hẳn thành nhà hàng để phục vụ chu đáo hơn cho thực khách. Và thế là, ngày 23.5.2015 họ khai trương nhà hàng đầu tiên của mình, và cô dâu Việt góa chồng khi xưa, đã thành bà chủ thành công nơi xứ người như thế.
Quán phở của chị Mai luôn đông khách.
Chưa đầy 1 năm từ khi bắt đầu nhưng cho đến nay, mỗi ngày nhà hàng này phục vụ khoảng từ 800 đến 1.000 thực khách. Doanh thu hàng tháng khoảng 100 triệu won, tương đương 2 tỷ đồng. Và họ đang chuẩn bị khai trương cho nhà hàng thứ hai của mình.
Thành công nơi đất khách nhờ nỗ lực của bản thân và yêu thương của chồng
Ý thức được cuộc sống khó khăn của mình khi còn sống ở Việt Nam, chị luôn dặn lòng chịu khó, chịu khổ, không nề hà khó khăn. Từ công việc bán xúc xích bên vỉa hè, hay nay là việc đứng bếp trực tiếp làm món cho khách, đến việc học tiếng Hàn để thuận lợi trong giao tiếp, miệng nói tay làm và học mọi lúc mọi nơi. Chị nhờ chồng phụ việc, từ nhặt rau, lau dọn, giao hàng hay cả việc dạy nói dạy viết cho mình. Cả anh và chị đều rất trân trọng nhau. “Tôi không biết là Mai may mắn hay là Phở may mắn” ông chồng Hàn trìu mến nhìn vợ nói.
Tác giả bài viết: Kim Dung