Theo lập luận của các chuyên gia tại The BMJ, thực tế không có bằng chứng cho thấy thuốc thông mũi có thể làm giảm các triệu chứng như bị tắc hoặc sổ mũi, và sự an toàn của chúng không rõ ràng. Thay vào đó, các bác sĩ nên trấn an các bệnh nhân rằng cảm lạnh có thể khiến bệnh nhân mệt mỏi nhưng các triệu chứng phải qua trong vài ngày mới có thể xác định và dùng thuốc.
Cũng theo các chuyên gia, cảm lạnh thông thường là do vi-rút gây ra và chủ yếu là tự khỏi nhưng nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc, trường học. Trẻ em có khoảng 6-8 cảm lạnh mỗi năm và người lớn có 2-4 lần/năm.
Các chuyên gia khuyến cáo không nên dùng thuốc thông mũi chống cảm lạnh thông thường cho trẻ nhỏ. Ảnh: medicalxpress/Public Domain |
Giáo sư Mieke van Driel và các đồng nghiệp đã phân tích các bằng chứng về hiệu quả của phương pháp điều trị cảm lạnh thông thường. Đối với người lớn, bằng chứng cho thấy sử dụng thuốc thông mũi đơn độc, hoặc với thuốc kháng histamin hoặc thuốc giảm đau, trong tối đa 3 đến 7 ngày có thể có tác dụng nhỏ đối với các triệu chứng mũi bị tắc.
Tuy nhiên, tác dụng phụ có thể bao gồm tăng nguy cơ mất ngủ, buồn ngủ, nhức đầu hoặc đau bụng. Nghiêm trọng hơn nếu sử dụng thuốc thông mũi lâu dài có thể dẫn đến nghẹt mũi mãn tính, rất khó điều trị.
Đối với các loại thuốc như paracetamol và thuốc chống viêm (NSAID) có tác dụng giảm đau nhưng chúng không thể cải thiện tình trạng nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi của người bệnh.
Các nhà nghiên cứu cũng thử nghiệm đối với trẻ em đặc biệt là những trẻ dưới 12 tuổi thường hay mắc cảm lạnh nhất và kết luận rằng, thuốc thông mũi hoặc thuốc có chứa kháng histamine không nên dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Các nhà nghiên cứu khuyến cáo, kể cả những đứa trẻ từ 6 đến 12 tuổi cũng nên thận trọng tdùng. Không có bằng chứng cho thấy các phương pháp điều trị này làm giảm các triệu chứng mũi và chúng có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn ngủ hoặc dạ dày. Ở trẻ em dưới 2 tuổi, chúng có liên quan đến co giật, nhịp tim nhanh và tử vong.
Do đó, không có phương pháp điều trị nào khác là có thể sử dụng các phương pháp tại nhà như dùng khí nóng ẩm, thuốc giảm đau, dầu khuynh diệp để tạo sự thông thoáng cho mũi.
Hoặc để an toàn cho con trẻ, cha mẹ có thể sử dụng nước muối nhằm hỗ trợ diệt khuẩn tốt hơn chứ cũng không phải là phương pháp có thể trị dứt điểm cho bệnh cảm lạnh.
Cũng theo các chuyên gia, dựa trên những nghiên cứu cho thấy, cách tốt nhất là để tự khỏi nếu sức đề kháng tốt thì cách tốt nhất là để tự khỏi. Vì thực tế đối với bệnh cảm lạnh thông thường sẽ kéo dài từ 7 đến 10 ngày là sẽ tự hết không cần phải uống thuốc. Tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài và nặng thêm thì nên tìm tới bác sĩ để được thăm khám và điều trị dứt điểm.
Tác giả: Ngọc Nga
Nguồn tin: vietq.vn