Hôm 29/12/2016, với cáo buộc Moscow can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hồi tháng 11, người đứng đầu Nhà Trắng Barack Obama đã quyết định trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga, yêu cầu đóng cửa hai khu nhà ngoại giao của Nga tại Mỹ... Theo tờ Economist, nhiều người khi đó tin chắc Nga sẽ đáp trả bằng cách trục xuất các nhà ngoại giao Mỹ với số lượng tương đương.
Tuy nhiên, sau đó, ông Putin lại không hề trục xuất nhà ngoại giao Mỹ nào. Thậm chí, ông còn mời con em các nhà ngoại giao Mỹ ở Moscow tới Kremlin dự tiệc Giáng sinh và Năm mới. Ông nói rằng, ông sẽ không phải ‘dùng tới các biện pháp ngoại giao vô trách nhiệm’, mà có kế hoạch tăng cường cải thiện quan hệ với Tổng thống kế tiếp của Mỹ - Donald Trump. Putin còn chúc mừng năm mới tới Trump.
Truyền hình nhà nước của Nga nhanh chóng nắm bắt cơ hội đưa tin. “Việc khiêu khích đã thất bại” – một nhà bình luận nói trên Kênh số 1. Dư luận thấy rằng, rõ ràng ông Obama đã tự để mình ‘sa lầy’, trong khi ông Putin đã thể hiện tài ngoại giao ‘ở đẳng cấp thế giới’.
Việc trục xuất các nhà ngoại giao Nga cùng con em của họ đúng vào dịp Giáng Sinh và Năm Mới dường như là một cú đòn giáng vào danh tiếng ôn hòa của ông Obama, cũng như những hình ảnh thân thiện với trẻ nhỏ của người đứng đầu Nhà Trắng. Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngay lập tức ngợi khen nhà lãnh đạo Nga: “Tôi luôn biết là ông ấy [Putin] rất thông minh”.
Dòng tin nhắn của ông Trump lại càng khiến nhiều người hoài nghi về việc dường như ông rất mến mộ Putin, và dấy thêm lo ngại về khả năng Nga có thể làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ. Đối với những người Nga thân phương Tây, thái độ hoang mang của một số báo chính thống của Mỹ cũng gây chưng hửng tương tự.
Rõ ràng, cách Mỹ cư xử với Nga như thể ‘ông Ba bị’ (đi dọa trẻ con) đã càng khiến những người ủng hộ thêm tự hào về Tổng thống Nga Vladimir Putin. Thêm nữa, họ coi đó chính là một dấu hiệu cho thấy Nga đang lấy lại vị thế siêu cường.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama
Thực tế, trong phản ứng ban đầu, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng tuyên bố Moscow sẽ đáp trả Washington. Ông nói, cơ quan này đã đề xuất với Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc trục xuất 31 nhân viên sứ quán Mỹ và 4 nhân viên lãnh sự quán Mỹ tại St. Petersburg. Ông Lavrov còn khuyến nghị cấm các nhà ngoại giao Mỹ sử dụng một khu nhà nghỉ ở phía tây Moscow và một nhà kho ở phía bắc thành phố.Tuy nhiên, sau đó, ông Putin lại không hề trục xuất nhà ngoại giao Mỹ nào. Thậm chí, ông còn mời con em các nhà ngoại giao Mỹ ở Moscow tới Kremlin dự tiệc Giáng sinh và Năm mới. Ông nói rằng, ông sẽ không phải ‘dùng tới các biện pháp ngoại giao vô trách nhiệm’, mà có kế hoạch tăng cường cải thiện quan hệ với Tổng thống kế tiếp của Mỹ - Donald Trump. Putin còn chúc mừng năm mới tới Trump.
Truyền hình nhà nước của Nga nhanh chóng nắm bắt cơ hội đưa tin. “Việc khiêu khích đã thất bại” – một nhà bình luận nói trên Kênh số 1. Dư luận thấy rằng, rõ ràng ông Obama đã tự để mình ‘sa lầy’, trong khi ông Putin đã thể hiện tài ngoại giao ‘ở đẳng cấp thế giới’.
Việc trục xuất các nhà ngoại giao Nga cùng con em của họ đúng vào dịp Giáng Sinh và Năm Mới dường như là một cú đòn giáng vào danh tiếng ôn hòa của ông Obama, cũng như những hình ảnh thân thiện với trẻ nhỏ của người đứng đầu Nhà Trắng. Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngay lập tức ngợi khen nhà lãnh đạo Nga: “Tôi luôn biết là ông ấy [Putin] rất thông minh”.
Dòng tin nhắn của ông Trump lại càng khiến nhiều người hoài nghi về việc dường như ông rất mến mộ Putin, và dấy thêm lo ngại về khả năng Nga có thể làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ. Đối với những người Nga thân phương Tây, thái độ hoang mang của một số báo chính thống của Mỹ cũng gây chưng hửng tương tự.
Rõ ràng, cách Mỹ cư xử với Nga như thể ‘ông Ba bị’ (đi dọa trẻ con) đã càng khiến những người ủng hộ thêm tự hào về Tổng thống Nga Vladimir Putin. Thêm nữa, họ coi đó chính là một dấu hiệu cho thấy Nga đang lấy lại vị thế siêu cường.
Tác giả bài viết: Lê Thu
Nguồn tin: