Một xu cũng không chi
Nhà ở phường Tân Kiểng (quận 7, TPHCM) sát ngay Trường tiểu học Đặng Thùy Trâm nên anh Nguyễn Duy nghĩ con mình vào lớp 1 sẽ vào học ở ngôi trường này. Hai người cháu cạnh nhà của anh cũng đang học ở đây. Nhưng khi tìm hiểu thì anh được biết, con được xếp vào một trường tiểu học nằm bên phường Tân Thuận Tây, cách nhà anh khá xa.
Anh có lên phường hỏi thì nghe trả lời Phòng Giáo dục xếp ở đâu thì cháu sẽ học ở đó. Nếu học ở trường được phân, gia đình anh sẽ gặp khó khăn trong việc đưa đón con. Không ít người chỉ dẫn cho anh tìm mọi cách để đưa con về học trường gần nhà, lại là trường có tiếng xem như một công đôi việc.
Vậy nhưng, anh Duy xác định lập trường mình sẽ trình bày nguyện vọng con được học gần nhà. Nhưng nếu phòng đã sắp xếp như vậy và cho anh thấy được sự hợp lý anh sẽ thực hiện chứ không dùng bất cứ hình thức nào để chạy trường cho con.
Nhà ở phường Tân Kiểng (quận 7, TPHCM) sát ngay Trường tiểu học Đặng Thùy Trâm nên anh Nguyễn Duy nghĩ con mình vào lớp 1 sẽ vào học ở ngôi trường này. Hai người cháu cạnh nhà của anh cũng đang học ở đây. Nhưng khi tìm hiểu thì anh được biết, con được xếp vào một trường tiểu học nằm bên phường Tân Thuận Tây, cách nhà anh khá xa.
Anh có lên phường hỏi thì nghe trả lời Phòng Giáo dục xếp ở đâu thì cháu sẽ học ở đó. Nếu học ở trường được phân, gia đình anh sẽ gặp khó khăn trong việc đưa đón con. Không ít người chỉ dẫn cho anh tìm mọi cách để đưa con về học trường gần nhà, lại là trường có tiếng xem như một công đôi việc.
Vậy nhưng, anh Duy xác định lập trường mình sẽ trình bày nguyện vọng con được học gần nhà. Nhưng nếu phòng đã sắp xếp như vậy và cho anh thấy được sự hợp lý anh sẽ thực hiện chứ không dùng bất cứ hình thức nào để chạy trường cho con.
Nhiều phụ huynh kiên quyết nói không với chạy trường (Ảnh minh họa)
“Rất nhiều người nói từng này tiền, từng kia tiền để vào trường nọ trường kia. Tôi chấp nhận thu xếp để đón con xa một chút chứ nhất không không bỏ ra, dù là 50 đồng để chạy chọt này nọ cho con. Bởi như vậy là mình đang tham gia tệ nạn, tham gia vào chạy chọt, tham ô, tham nhũng”, ông bố nói.
Hơn nữa, ông bố này quan điểm, trẻ ở bậc học tiểu học không cần phải học nhiều, học trường nào không quá quan trọng. Môi trường học tập quan trọng ,điều cần trước hết là con đến trường phải vui vẻ.
Con học ở một ngôi trường tiểu học công lập đắt giá ở TPHCM mà vợ chồng chị Tr.T.T, nhà ở quận 1 đã từng “trầy da tróc vảy” mới lo con con được vào đây. Năm nay, cháu lên cấp 2 mọi người không khỏi ngạc nhiên khi chị “quay lưng” với trường “top” để cháu vào học ở một ngôi trường bình thường.
Chị T. bày tỏ, chị cũng như nhiều phụ huynh làm mọi cách để “chạy” trường “điểm” cho con nhưng vào học rồi mới biết rất nhiều áp lực. Áp lực về sĩ sĩ số, như lớp con chị theo học ở tiểu học là 58 em, thầy cô hay cơ sở vật chất có tốt thế nào cũng không dạy học chất lượng được, có chăng chỉ là… đánh giá theo "mác" trường điểm. Chưa kể rất nhiều áp lực ở trường “top” cho phụ huynh và cả học sinh mà chị không tiện kể ra.
“Sau 5 năm con học trường điểm, tôi nhận ra cứ để cháu học trường bình thường là hay nhất, phụ huynh đừng nặng nề nghĩ rằng con học trường này thì tốt hơn trường kia. Có khi học trường bình thường lại tốt hơn cho con, khi không bị áp lực, các cháu mới có điều kiện phát huy năng lực của mình”, người mẹ tâm sự.
Chạy trường không dạy được con
Cách đây hai năm, con chị Trần Thị Loan, nhà ở phường 3, quận Bình Thạnh, theo điểm tổng kết lớp 5 được phân vào một ngôi trường THCS “thấp điểm” ở địa bàn mà nghe đến tên là nhiều người lắc đầu. Lúc đó, chị cũng suy nghĩ rất nhiều, lại có nhiều mối quen biết giới thiệu để đưa cháu về một ngôi trường tốt hơn cũng ngay cạnh nhà cũng không quá khó. Cuối cùng, chị Loan quyết định để con học theo đúng trường cháu được tuyển vào dù cả ông bà và chồng chị phản đối rất nhiều.
Chị Loan chia sẻ, khi chị hiểu rằng những gì mình làm tác động đến con nhiều nhất thì mẹ phải nghiêm khắc với chính mình. Chị không muốn con học bài học “đi đường cong” từ chính bố mẹ. Chính con cần nỗ lực trong mọi hoàn cảnh, môi trường chứ cuộc sống không phải lúc nào cũng sắp đặt sẵn cho mình một môi trường tốt.
Môi trường nào đi nữa, điều quan trọng nhất là phải giúp trẻ tin vào bản thân mình
Chị cũng chia sẻ thêm, điều khó khăn lúc đó với chị là… “trấn an” con gái. Con thiếu điểm để xét vào trường tốt hơn, chị không trách con một lời và cũng không hề chê bai hay buồn bã về ngôi trường con sắp theo học. Bởi như vậy sẽ tác động xấu đến con, dễ làm con chán nản nên ngược lại, chị tìm những điểm hay về ngôi trường này để khen. Và chị luôn nói với con, trường nào cũng được, quan trọng nhất là ở bản thân con.
Đến bây giờ chị không hối hận về quyết định của mình, chí ít là chị thấy nhẹ lòng vì mình đi đường thẳng. Đặc biệt nếu chị chạy trường cho con thành công đồng nghĩa với việc sẽ đẩy một đứa trẻ khác ra khỏi trường mà có thể các em đã rất nỗ lực để vào. Như vậy là quá bất công thì chạy trường để làm gì?
Với điều kiện và mối quan hệ của mình không quá khó để chị Nguyễn Đức Nhu, một phụ huynh ở Phú Nhuận có thể tìm một suất cho con gái năm nay vào lớp 1 ở một ngôi trường “điểm”. Vậy nhưng anh Nhu xác định ngay từ đầu, thay vì chạy vạy này nọ, chị chọn cho con học trường quốc tế chứ nhất định không chạy trường.
Anh Nhu bày tỏ, dù chạy trường có dễ dàng thế nào anh cũng không tham gia đơn giản vì bố mẹ chạy trường, bắt tay với tiêu cực thì đừng hy vọng dạy được con. Phụ huynh đừng tưởng trẻ không biết gì, các em rất nhạy cảm, bố mẹ làm gì các em biết hết. Môi trường tốt để làm gì khi mà vào trường các em thậm thụt, chỉ trỏ nhau… bạn này, bạn nọ chạy trường. Trẻ vừa bị áp lực vừa bị hình thành tiềm thức mọi vấn đề cứ “chạy vạy” là được giải quyết để rất nguy hiểm.
Giáo dục trong bất kỳ hoàn cảnh nào mục tiêu lớn nhất cũng là giúp trẻ tin vào năng lực của mình. Việc được bố mẹ “sắp đặt” sẵn ở một ngôi trường được cho là tốt bằng các đường lòng vòng không chỉ làm con trẻ mất niềm tin ở người lớn mà nguy hiểm nhất là các em mất niềm tin ở chính bản thân mình. Chạy trường lợi ích đâu chưa thấy nhưng các em bị dán nhãn rằng mình không đủ đủ năng lực để khắc phục khó khăn và dễ nghi ngờ mọi thành quả của người khác và của chính mình.
Đúng như suy nghĩ của chị Loan, anh Nhu, không ai tác động đến con trẻ nhiều hơn bố mẹ chúng. Muốn dạy được con bố mẹ phải làm gương bằng chính hành vi của mình. Bố mẹ tiêu cực thì không thể mong con sống tốt, sống có ích.
Tác giả bài viết: Hoài Nam