Anh Nguyễn Hữu Huy (ngụ phường Tân Quy, quận 7, TP.HCM) cho biết vào chiều 8/2 trong lúc đi vệ sinh phát hiện một ổ bọ xít còn sống đang bò khắp nhà. Anh đã dùng chổi và một số dụng cụ gom rác bắt được 4 con. Qua quan sát thấy bọ có hình dáng bụng rộng và dẹp, đầu, thân và các phần phụ khác nhẵn hoặc có lông ngắn, cánh có vài sọc đỏ.
Qua hỏi thăm nhà hàng xóm, anh Huy cũng nhận thấy một số con đang bò dưới đất hoặc bám trên vách tường.
Anh Trần Văn Tùng kể: “Cách đây 6 ngày tôi cũng phát hiện vài con và không nghĩ đó là bọ xít hút máu người nên chỉ dùng chổi quét ra đường”.
Qua hỏi thăm nhà hàng xóm, anh Huy cũng nhận thấy một số con đang bò dưới đất hoặc bám trên vách tường.
Anh Trần Văn Tùng kể: “Cách đây 6 ngày tôi cũng phát hiện vài con và không nghĩ đó là bọ xít hút máu người nên chỉ dùng chổi quét ra đường”.
Tiến sĩ Võ Ngọc Long, Viện Sinh thái học Miền Nam cho biết bọ xít hút máu người sinh sống thành ổ ở những nơi ẩm thấp, có nhiều quần áo. Thời điểm hiện tại không phải là mùa sinh sản của bọ xít hút máu người. Có thể việc xuất hiện bất thường của bọ xít hút máu do sự thay đổi thời tiết nhất là những cơn mưa vừa qua. Nếu không diệt sớm sẽ phát tán ra bán kính từ 1,5-2 km.
“Người dân dùng phương pháp đập chết hoặc dùng lửa thiêu cháy cũng không ngăn được tình trạng bọ xít phát triển, mà hãy nhanh chóng trình báo trung tâm y tế dự phòng đến phun thuốc. Càng để lâu càng nguy hại”, Tiến sĩ Long cảnh báo và cho biết khi bị côn trùng này cắn sẽ gây ra hiện tượng nổi mẩn ngứa, sốt nhẹ, suy nhược cơ thể….
“Người dân dùng phương pháp đập chết hoặc dùng lửa thiêu cháy cũng không ngăn được tình trạng bọ xít phát triển, mà hãy nhanh chóng trình báo trung tâm y tế dự phòng đến phun thuốc. Càng để lâu càng nguy hại”, Tiến sĩ Long cảnh báo và cho biết khi bị côn trùng này cắn sẽ gây ra hiện tượng nổi mẩn ngứa, sốt nhẹ, suy nhược cơ thể….
Tác giả bài viết: Lê Phong
Nguồn tin: