"Các trường quốc tế người ta có dạy thêm học thêm đâu, học phí rất cao mà vẫn có nhiều người cho con theo học. Vì chương trình quốc tế nhàn, phân phối hợp lý, chú trọng phát triển kỹ năng sống", ông Đinh La Thăng nêu vấn đề tại cuộc làm việc giữa lãnh đạo TP HCM và Bộ Giáo dục – Đào tạo, sáng 7/6.
Tiếp đó, ông Thăng chỉ đạo lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo "dứt khoát năm nay TP HCM không có chuyện dạy thêm, học thêm, rồi chuyện chạy trường, chạy lớp".
Theo Bí thư Thành ủy TP HCM, việc dạy thêm nếu có chỉ nên tổ chức các lớp phụ đạo cho học sinh yếu và phải mở ở ngoài trường. Có thể tận dụng các trung tâm văn hóa ở các quận để mở lớp, ai có nhu cầu thì đăng ký học.
Người đứng đầu Thành ủy TP HCM khẳng định, đất nước đang hội nhập với thế giới nên giáo dục phải đi đầu và hướng tới sự tiên tiến. "Hội nhập là không có chuyện dạy thêm, học thêm. Hội nhập là không chạy trường chạy lớp", ông Thăng quyết liệt.
Trao đổi với đoàn công tác của Bộ Giáo dục, ông Đinh La Thăng nêu quan điểm: "Chúng ta đang thực hiện kinh tế thị trường thì giáo dục cũng phải định hướng thị trường. Do đó những gì vướng mắc liên quan đến giáo dục, đào tạo liên quan đến luật hiện hành thì cho thành phố thí điểm".
Ông nêu ví dụ, có thể xã hội hóa trường mầm non, cho các tổ chức, doanh nghiệp được xây dựng, quản lý mô hình này. Việc đó sẽ giúp ngành giáo dục không phải xin thêm biên chế cho mầm non.
Về công tác đào tạo, ông Thăng cũng khuyên các trường phải gắn với thị trường. "Tôi đi thăm khu công nghệ cao của thành phố, nghe rất nhiều doanh nghiệp than thiếu hàng nghìn kỹ sư phần mềm. Trong khi đó khu công nghệ này lại gần với bao trường đại học có ngành công nghệ thông tin. Phải xem lại công tác đào tạo nghề đã theo nhu cầu hay chưa", ông Thăng đặt vấn đề.
Ông cũng đề nghị ngành giáo dục TP HCM phải đưa chương trình giáo dục khởi nghiệp vào dạy để nung nấu ý chí, khát vọng tự lập cho học sinh, sinh viên. Điều này sẽ tránh tư duy "học xong xin bằng được vào nhà nước" như lâu nay.
Tại buổi họp, ông Lê Hồng Sơn – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM – đề xuất Bộ cho phép ngành giáo dục thành phố cơ chế đặc thù trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Thành phố được tự xây dựng khung chương trình giáo dục và bộ sách giáo khoa phù hợp thực tiễn phát triển của địa phương dựa trên khung chương trình chung của Bộ. Đồng thời, cho phép học sinh các trường chuyên, lớp chuyên được thi một số tín chỉ ở một số môn tương ứng, phù hợp để có thể được chứng nhận hoàn thành tín chỉ môn cơ bản.
Người đứng đầu ngành giáo dục TP HCM cho hay, do đặc thù là một thành phố lớn, tốc độ tăng dân số cơ học kéo theo tốc độ tăng học sinh trung bình mỗi năm gần đây khoảng 65.000 em.
"Như vậy, mỗi năm bình quân cần xây mới gần 3.000 phòng học để đáp ứng chỗ học đạt chuẩn. Số lượng học sinh tăng quá nhiều là áp lực lớn trong việc tổ chức cho các em học tập, sinh hoạt cả ngày trong trường và việc xây dựng trường lớp", ông Sơn nói.
Tiếp đó, ông Thăng chỉ đạo lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo "dứt khoát năm nay TP HCM không có chuyện dạy thêm, học thêm, rồi chuyện chạy trường, chạy lớp".
Theo Bí thư Thành ủy TP HCM, việc dạy thêm nếu có chỉ nên tổ chức các lớp phụ đạo cho học sinh yếu và phải mở ở ngoài trường. Có thể tận dụng các trung tâm văn hóa ở các quận để mở lớp, ai có nhu cầu thì đăng ký học.
Người đứng đầu Thành ủy TP HCM khẳng định, đất nước đang hội nhập với thế giới nên giáo dục phải đi đầu và hướng tới sự tiên tiến. "Hội nhập là không có chuyện dạy thêm, học thêm. Hội nhập là không chạy trường chạy lớp", ông Thăng quyết liệt.
Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng trong buổi làm việc sáng nay. Ảnh: Mạnh Tùng
Trao đổi với đoàn công tác của Bộ Giáo dục, ông Đinh La Thăng nêu quan điểm: "Chúng ta đang thực hiện kinh tế thị trường thì giáo dục cũng phải định hướng thị trường. Do đó những gì vướng mắc liên quan đến giáo dục, đào tạo liên quan đến luật hiện hành thì cho thành phố thí điểm".
Ông nêu ví dụ, có thể xã hội hóa trường mầm non, cho các tổ chức, doanh nghiệp được xây dựng, quản lý mô hình này. Việc đó sẽ giúp ngành giáo dục không phải xin thêm biên chế cho mầm non.
Về công tác đào tạo, ông Thăng cũng khuyên các trường phải gắn với thị trường. "Tôi đi thăm khu công nghệ cao của thành phố, nghe rất nhiều doanh nghiệp than thiếu hàng nghìn kỹ sư phần mềm. Trong khi đó khu công nghệ này lại gần với bao trường đại học có ngành công nghệ thông tin. Phải xem lại công tác đào tạo nghề đã theo nhu cầu hay chưa", ông Thăng đặt vấn đề.
Ông cũng đề nghị ngành giáo dục TP HCM phải đưa chương trình giáo dục khởi nghiệp vào dạy để nung nấu ý chí, khát vọng tự lập cho học sinh, sinh viên. Điều này sẽ tránh tư duy "học xong xin bằng được vào nhà nước" như lâu nay.
Tại buổi họp, ông Lê Hồng Sơn – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM – đề xuất Bộ cho phép ngành giáo dục thành phố cơ chế đặc thù trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Thành phố được tự xây dựng khung chương trình giáo dục và bộ sách giáo khoa phù hợp thực tiễn phát triển của địa phương dựa trên khung chương trình chung của Bộ. Đồng thời, cho phép học sinh các trường chuyên, lớp chuyên được thi một số tín chỉ ở một số môn tương ứng, phù hợp để có thể được chứng nhận hoàn thành tín chỉ môn cơ bản.
Người đứng đầu ngành giáo dục TP HCM cho hay, do đặc thù là một thành phố lớn, tốc độ tăng dân số cơ học kéo theo tốc độ tăng học sinh trung bình mỗi năm gần đây khoảng 65.000 em.
"Như vậy, mỗi năm bình quân cần xây mới gần 3.000 phòng học để đáp ứng chỗ học đạt chuẩn. Số lượng học sinh tăng quá nhiều là áp lực lớn trong việc tổ chức cho các em học tập, sinh hoạt cả ngày trong trường và việc xây dựng trường lớp", ông Sơn nói.
Tác giả bài viết: Ngọc Hậu – Mạnh Tùng