Không ít người kinh ngạc khi ông nông Nguyễn Hữu Khởi ngụ thôn Đông Sơn, huyện Tiên Du, Bắc Ninh bỏ nghề nuôi gia cầm chuyển sang nuôi - huấn luyện chim công hoang dã và làm giàu nhanh chóng. Không chỉ xây được nhà lầu, loài chim quý còn mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho ông Khởi.
Duyên với loài chim quý đến với ông Khởi là vào năm 2009, tình cờ xem phóng sự truyền hình về mô hình nuôi chim công của nông dân ở tỉnh Nam Định, thấy loài chim hoang dã có bộ lông sặc sỡ lại múa đẹp, dễ nuôi mà thị trường đang khan hiếm, ông ưng ngay. Trước đó, ông thường xuyên chán nản vì nuôi gia cầm giá cả bấp bênh, dịch bệnh nhiều khiến ông thua lỗ.
Ông nông dân Nguyễn Hữu Khởi làm giàu nhanh chóng nhờ nuôi công. Ảnh minh họa
"Tôi quyết tâm xuống trang trại ở Nam Định mua hơn 10 con chim công mới nở, giống Ấn Độ, giá 750.000 đồng/con về nuôi thử", ông nhớ lại, theo trang Nongdan.
Không am hiểu sâu về chim công, ông Khởi liền tìm hiểu cách nuôi trên mạng internet, sách báo. Cộng với việc có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực nuôi gia cầm, "mát tay" nên việc nuôi chim công của ông gặp nhiều thuận lợi. Từ số con giống mua được, ông Khởi liên tục làm giàu từ tăng đàn công lên hàng trăm con.
Theo trang Nongdan, ban đầu khi chim công giống đẻ trứng, ông Khởi cho gà ấp trứng nhưng tỷ lệ nở không cao nên ông đã sử dụng lò điện để ấp và tìm ra công thức duy trì nhiệt độ thích hợp để trứng nở với tỷ lệ 90%. Mỗi con chim công non mới nở được bán với giá 1 triệu đồng, nếu nuôi khoảng 2 năm, con trưởng thành nặng 6 – 7 kg, có thể làm giống thì giá lên đến 10 triệu đồng/con. Hiện mỗi năm gia đình ông Khởi bán khoảng 200 con chim công mới nở, làm giàu hơn 200 triệu đồng.
Làm giàu từ nuôi công, Quỳnh bên cạnh chú công của mình. Ảnh NNVN
Chàng trai 30 tuổi Nguyễn Đình Quỳnh (Long Xuyên, Kinh Môn, Hải Dương là một tấm gương điển hình khác làm giàu từ nuôi công. Đàn công đem lại cho Quỳnh mỗi năm khoảng 300-400 triệu lãi và không bao giờ đủ hàng để bán.
Theo NNVN, một lần cùng bạn đến vườn thú Hà Nội, Quỳnh bị mê mẩn bởi dáng vẻ của những con công, anh nhất quyết mua bằng được và được người ta chỉ đến vườn quốc gia Cúc Phương mua, vì ở đó có bán giống công Ấn Độ. Công Ấn Độ khác với công Việt Nam ở hình dáng, trọng lượng và cả tính tình. Công nội có vành vàng ở mí mắt, nặng đến 12 kg và rất hung dữ, còn công ngoại mắt không có vành, trọng lượng tối đa chỉ 7 kg, bản tính nhu mì, yểu điệu.
Được lời, anh mừng rỡ gom hết những món đồ cổ đang có trong nhà anh đem bán rồi lận tiền phóng xe máy xuống Ninh Bình mua 4 cặp công với giá mỗi cặp 15 triệu đồng. Càng nuôi thì sự say mê loài chim này càng dâng lên mãnh liệt. Lần nghe ở trên Thái Nguyên có người nuôi công, đúng vào dịp trại nhà đang cần đổi đực để thay máu, vậy là anh lại xách xe máy đi từ nửa đêm, vượt gần hai trăm cây số để tờ mờ sáng là vừa đến nơi. Mừng hú sau khi mua được một con công đực, anh quay xe trở về.
Không may lần đó, con công đực chết rét trên đường vì sự nóng vội của anh Quỳnh. Vậy là công sức của anh đổ sông đổ biển hết lần đó.
Những lần sau mất mát của anh còn nặng nề hơn, công sợ mèo để rồi con công đực của anh bay loạn xạ đập đầu vào mái chuồng mà chết... Một lần công bệnh không chữa kịp, có vài ngày mà anh mất 24 con công. Sau học được kinh nghiệm của một chuyên gia đi trước, giờ đây, chỉ cần nhìn vào mắt công là anh biết chúng khỏe hay yếu. Mắt nhanh, long lanh như hai giọt nước là khỏe còn lờ đờ, chậm chạp thì phải tìm nguyên nhân ngay kẻo lại ra đi một loạt.
Cũng theo NNVN, tổng số công trong trại gồm 30 con bố mẹ, 40 con non, tính sơ sơ đã trị giá bạc tỷ. Đàn công làm giàu cho Quỳnh mỗi năm khoảng 300-400 triệu lãi và không bao giờ đủ hàng để bán.
Chim công trong trang trại làm giàu của Nguyễn Văn Anh. Ảnh: Hiển Cừ
Tốt nghiệp Khoa Xây dựng công nghiệp dân dụng Đại học Giao thông vận tải nhưng kỹ sư Nguyễn Văn Anh (31 tuổi) không theo đuổi nghề đã học mà quyết làm giàu từ việc nuôi chim công. Theo báo Thanh niên, Anh mang hết vốn liếng của gia đình dành dụm ra Vườn quốc gia Cúc Phương mua 2 cặp chim công Ấn Độ (Pavo muticus) 3,5 tuổi với giá 60 triệu đồng. Năm đầu tiên, 2 cặp chim công đẻ 16 trứng, nhưng chỉ nở được 12 con. Kinh nghiệm nuôi chim công chưa có nên sau đó nhiều chim con chết khiến Anh vô cùng lo lắng.
Kiên trì, bền bỉ học hỏi, mày mò, cuối cùng Anh cũng đã thành công trong việc nuôi, gầy dựng đàn chim công. “Với tôi, bây giờ việc nuôi loài chim quý này còn dễ hơn nuôi gà.Chim công phát triển trọng lượng rất chậm, chủ yếu là bộ lông. Tuy nhiên nuôi càng lâu công càng có giá”, anh chia sẻ với PV báo Thanh niên.
Trung bình chim công mái khi 2,5 tuổi có trọng lượng khoảng 4 kg, giá bán hơn 12 triệu đồng. Riêng chim công 1 tháng tuổi, có giá 2 triệu đồng. Ngoài việc bán chim giống mỗi năm hàng trăm con, Anh còn bán nhiều cặp chim trưởng thành cho các khu du lịch và người nuôi chim kiểng, bán những sợi lông đồng tiền mà chim công thay hằng năm với giá 20.000 đồng/sợi...
Kinh nghiệm nuôi chim công làm giàu
Hiện nay có 2 loài công được nuôi phổ biến tại Việt Nam công Lục – hay công Má Vàng và công Ấn Độ, về cách nuôi hai loài công này cơ bản không khác nhau. Công Ấn Độ được du nhập từ Ấn Độ vào Việt Nam từ nhiều năm trước, đến nay đã thích nghi tốt với điều kiện môi trường khí hậu tại Việt Nam .
Kinh nghiệm theo Trang trại Việt:
Kỹ thuật làm chuồng trại :
Các vật liệu làm chuồng nuôi Chim Công khá đơn giản chủ yếu được dùng: Lưới mắt cáo (lưới thép B40) quây sung quanh, lưới cước (làm phần lợp trên lóc). Một số vật liệu làm mái che khác (tấm lợp Proxi mămh, tấm lợp nhựa) hoặc có thể tận dụng các nhà xưởng, kho có sẵn sau đó cải tạo lại. Nền chuồng thường được dải cát (loại cát vàng). Để tiện làm công tác vệ sinh, đảm bảo khô, thoáng, hạn chế các loài giun sán, nền cát cũng sẽ đảm bảo cho lông đuôi công không bị dính bẩn mỗi khi di chuyển, đồng thời là chỗ để cho công tắm cát (tắm nắng) làm sạch bộ lông.
Với quy trình nuôi công nghiệp, một ô chuồng tiêu chuẩn đươc thiết kế như sau :
Rộng ngang: 3 ,5 – 4m . Dài 5 – 6 m , Cao 2,7 – 3m. Với diện tích này có thể nuôi từ 4 – 6 cá thể chim trưởng thành (tỉ lệ 1 đực + 1 cái , hoặc 1 đực + 2 cái). Hoặc có thể nuôi được: 10 – 15 cá thể chim công (6 – 12 tháng tuổi).
Tuỳ thuộc vào điều kiện thực tại của trại nuôi có thể thiết kế theo các kích thước rộng, hẹp ngang khác nhau. Miễn sao đảm bảo các yếu tố: Thoáng về mùa hạ, ấm về mùa đông.
Chim công trong tự nhiên có sức đề kháng tốt có thể chịu được mưa tạt, gió lùa. Tuy nhiên trong điều kiện nuôi nhân tạo ta nên làm một phần mái che để chim chú ẩn sẽ tốt hơn.
Về phần lóc chuồng nuôi có thể lập toàn phần (trong nhà xưởng) hoặc lập bán phần để đảm bảo cho chim có chỗ chú ấn khi mưa tạt, gió lùa, thời tiết thay đổi..
Chim được đánh mã số (vòng chân) để tiện theo dõi, tránh hiện trạng đồng huyết.
Có thể làm nhiều ô chuồng sát nhau (sử dụng vách ngăn: lưới thép B40 ) .
* Chú ý : không sử dụng vách ngăn bằng luới thép nhỏ , hoặc cuớc li lông vì chim sẽ mổ loại vật liệu này để ăn , dẫn đến hiện tượng tủng , thắt riều
Nên có 1 ô chuồng nuôi ( chuồng phụ ) đẻ tách riêng những cá thể chim bị bênh cho tiện công tác theo dõi , điều trị
Hiện nay có 2 loài công được nuôi phổ biến tại Việt Nam công Lục – hay công Má Vàng và công Ấn Độ . Ảnh minh họa
Kỹ thuật ấp nở :
Chim Công sau 2 năm nuôi là đạt đến độ tuổi trưởng thành và bắt đầu có khả năng sinh sản . Tuy nhiên phải từ năm thứ 3, thứ 4 trở đi khả năng sinh sản của chim mới ổn định và cho tỉ lệ ấp nở tốt hơn cả.
Chim mái bắt đầu đẻ từ đầu mùa xuân đến cuối mùa hạ . Số trứng bình quân :
Công Má Vàng (8 – 12 trứng/năm)
Công Ấn Độ (25 – 35 trứng/năm)
Thời gian ấp ở trung bình : 26 – 27 ngày
Cách tốt nhất và cho tỉ lệ ấp nở thành công cao nhất hiện nay là dùng máy ấp công nghiệp ( dùng cho việc ấp trứng gà , trứng vịt ) . Nếu đảm bảo được chất lượng phôi trứng tốt , thực hiện đúng quy trình kỹ thuật có thể đạt 85 %
Chăm sóc chim qua các thời kỳ sinh trưởng :
Chim Công là loại ăn tạp, thức ăn chủ yếu: thóc, ngô kết hợp với cám tổng hợp dung cho gia cầm. Ngoài ra cho ăn thêm rau xanh.
Sử dụng loại máng ăn, uống dùng cho nuôi gà, vịt để đựng thức ăn, nước uống cho chim. Thay nước định kỳ 1 lần/ngày (nếu không có hệ thống uống tự động). Thường xuyên vệ sinh máng ăn, uống để trách mầm bệnh gây hại cho chim.
Chim non sau khi lấy từ lò ấp ra được nuôi trong chuồng nhỏ. Nền chuồng được lót giấy báo , hoặc xốp Khi chim mới nở ra duy trì nhiệt độ chuồng nuôi ổn định : 25 – 30 độ C. Khi chim đựợc 20 – 30 ngày tuổi giảm nhiệt độ xuống 24 – 26 độ C. Chim công mới nở ra có khả năng tự ăn như gà con, thức ăn sử dụng 100% cám tổng hợp dùng cho gà.
Sau 30 ngày tuổi ổn định nhiệt độ ở 18 – 20 độ C. Lúc này có thể sử dụng loại chuồng lớn hơn, nền chuồng có thể sủ dụng lưới mắt cáo nhỏ. Có thể cho ăn kết hợp thêm với ngô , thóc nghiền (Tỉ lệ cám tổng hợp 70 % ,thực phẩm bổ sung 30 %). Sử dụng các loại rau xanh thái nhỏ ( rau muống, rau cải, rau ngót.. )
Khi chim càng lớn tỉ lệ cám tổng hợp sẽ điều chỉnh theo xu hướng giảm dầ: Đến khi chim đạt từ 6 – 8 tháng tuổi có thể nuôi ngoài chuồng lớn với nền chuồng bằng cát. Lúc này tỉ lệ cám tổng hợp bổ xung chỉ còn khoảng 50 % là hợp lý. Không nên cho ăn quá nhiều cám tổng hợp chim sẽ mất dần sức đề kháng tự nhiên , đồng thời giảm sắc tố bóng đẹp của màu lông.
Đến khi chim đạt độ tuổi trưởng thành dùng cám tổng hợp của gia cầm (cám dùng cho gà đẻ). Kết hợp với thực phẩm bổ sung: ngô, thóc nguyên hạt. Tăng cường các loại rau xanh, cho ăn thường xuyên để chim tăng sức đề kháng cũng như có bộ lông đẹp nhất.
Duyên với loài chim quý đến với ông Khởi là vào năm 2009, tình cờ xem phóng sự truyền hình về mô hình nuôi chim công của nông dân ở tỉnh Nam Định, thấy loài chim hoang dã có bộ lông sặc sỡ lại múa đẹp, dễ nuôi mà thị trường đang khan hiếm, ông ưng ngay. Trước đó, ông thường xuyên chán nản vì nuôi gia cầm giá cả bấp bênh, dịch bệnh nhiều khiến ông thua lỗ.
Ông nông dân Nguyễn Hữu Khởi làm giàu nhanh chóng nhờ nuôi công. Ảnh minh họa
"Tôi quyết tâm xuống trang trại ở Nam Định mua hơn 10 con chim công mới nở, giống Ấn Độ, giá 750.000 đồng/con về nuôi thử", ông nhớ lại, theo trang Nongdan.
Không am hiểu sâu về chim công, ông Khởi liền tìm hiểu cách nuôi trên mạng internet, sách báo. Cộng với việc có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực nuôi gia cầm, "mát tay" nên việc nuôi chim công của ông gặp nhiều thuận lợi. Từ số con giống mua được, ông Khởi liên tục làm giàu từ tăng đàn công lên hàng trăm con.
Theo trang Nongdan, ban đầu khi chim công giống đẻ trứng, ông Khởi cho gà ấp trứng nhưng tỷ lệ nở không cao nên ông đã sử dụng lò điện để ấp và tìm ra công thức duy trì nhiệt độ thích hợp để trứng nở với tỷ lệ 90%. Mỗi con chim công non mới nở được bán với giá 1 triệu đồng, nếu nuôi khoảng 2 năm, con trưởng thành nặng 6 – 7 kg, có thể làm giống thì giá lên đến 10 triệu đồng/con. Hiện mỗi năm gia đình ông Khởi bán khoảng 200 con chim công mới nở, làm giàu hơn 200 triệu đồng.
Làm giàu từ nuôi công, Quỳnh bên cạnh chú công của mình. Ảnh NNVN
Chàng trai 30 tuổi Nguyễn Đình Quỳnh (Long Xuyên, Kinh Môn, Hải Dương là một tấm gương điển hình khác làm giàu từ nuôi công. Đàn công đem lại cho Quỳnh mỗi năm khoảng 300-400 triệu lãi và không bao giờ đủ hàng để bán.
Theo NNVN, một lần cùng bạn đến vườn thú Hà Nội, Quỳnh bị mê mẩn bởi dáng vẻ của những con công, anh nhất quyết mua bằng được và được người ta chỉ đến vườn quốc gia Cúc Phương mua, vì ở đó có bán giống công Ấn Độ. Công Ấn Độ khác với công Việt Nam ở hình dáng, trọng lượng và cả tính tình. Công nội có vành vàng ở mí mắt, nặng đến 12 kg và rất hung dữ, còn công ngoại mắt không có vành, trọng lượng tối đa chỉ 7 kg, bản tính nhu mì, yểu điệu.
Được lời, anh mừng rỡ gom hết những món đồ cổ đang có trong nhà anh đem bán rồi lận tiền phóng xe máy xuống Ninh Bình mua 4 cặp công với giá mỗi cặp 15 triệu đồng. Càng nuôi thì sự say mê loài chim này càng dâng lên mãnh liệt. Lần nghe ở trên Thái Nguyên có người nuôi công, đúng vào dịp trại nhà đang cần đổi đực để thay máu, vậy là anh lại xách xe máy đi từ nửa đêm, vượt gần hai trăm cây số để tờ mờ sáng là vừa đến nơi. Mừng hú sau khi mua được một con công đực, anh quay xe trở về.
Không may lần đó, con công đực chết rét trên đường vì sự nóng vội của anh Quỳnh. Vậy là công sức của anh đổ sông đổ biển hết lần đó.
Những lần sau mất mát của anh còn nặng nề hơn, công sợ mèo để rồi con công đực của anh bay loạn xạ đập đầu vào mái chuồng mà chết... Một lần công bệnh không chữa kịp, có vài ngày mà anh mất 24 con công. Sau học được kinh nghiệm của một chuyên gia đi trước, giờ đây, chỉ cần nhìn vào mắt công là anh biết chúng khỏe hay yếu. Mắt nhanh, long lanh như hai giọt nước là khỏe còn lờ đờ, chậm chạp thì phải tìm nguyên nhân ngay kẻo lại ra đi một loạt.
Cũng theo NNVN, tổng số công trong trại gồm 30 con bố mẹ, 40 con non, tính sơ sơ đã trị giá bạc tỷ. Đàn công làm giàu cho Quỳnh mỗi năm khoảng 300-400 triệu lãi và không bao giờ đủ hàng để bán.
Chim công trong trang trại làm giàu của Nguyễn Văn Anh. Ảnh: Hiển Cừ
Tốt nghiệp Khoa Xây dựng công nghiệp dân dụng Đại học Giao thông vận tải nhưng kỹ sư Nguyễn Văn Anh (31 tuổi) không theo đuổi nghề đã học mà quyết làm giàu từ việc nuôi chim công. Theo báo Thanh niên, Anh mang hết vốn liếng của gia đình dành dụm ra Vườn quốc gia Cúc Phương mua 2 cặp chim công Ấn Độ (Pavo muticus) 3,5 tuổi với giá 60 triệu đồng. Năm đầu tiên, 2 cặp chim công đẻ 16 trứng, nhưng chỉ nở được 12 con. Kinh nghiệm nuôi chim công chưa có nên sau đó nhiều chim con chết khiến Anh vô cùng lo lắng.
Kiên trì, bền bỉ học hỏi, mày mò, cuối cùng Anh cũng đã thành công trong việc nuôi, gầy dựng đàn chim công. “Với tôi, bây giờ việc nuôi loài chim quý này còn dễ hơn nuôi gà.Chim công phát triển trọng lượng rất chậm, chủ yếu là bộ lông. Tuy nhiên nuôi càng lâu công càng có giá”, anh chia sẻ với PV báo Thanh niên.
Trung bình chim công mái khi 2,5 tuổi có trọng lượng khoảng 4 kg, giá bán hơn 12 triệu đồng. Riêng chim công 1 tháng tuổi, có giá 2 triệu đồng. Ngoài việc bán chim giống mỗi năm hàng trăm con, Anh còn bán nhiều cặp chim trưởng thành cho các khu du lịch và người nuôi chim kiểng, bán những sợi lông đồng tiền mà chim công thay hằng năm với giá 20.000 đồng/sợi...
Kinh nghiệm nuôi chim công làm giàu
Hiện nay có 2 loài công được nuôi phổ biến tại Việt Nam công Lục – hay công Má Vàng và công Ấn Độ, về cách nuôi hai loài công này cơ bản không khác nhau. Công Ấn Độ được du nhập từ Ấn Độ vào Việt Nam từ nhiều năm trước, đến nay đã thích nghi tốt với điều kiện môi trường khí hậu tại Việt Nam .
Kinh nghiệm theo Trang trại Việt:
Kỹ thuật làm chuồng trại :
Các vật liệu làm chuồng nuôi Chim Công khá đơn giản chủ yếu được dùng: Lưới mắt cáo (lưới thép B40) quây sung quanh, lưới cước (làm phần lợp trên lóc). Một số vật liệu làm mái che khác (tấm lợp Proxi mămh, tấm lợp nhựa) hoặc có thể tận dụng các nhà xưởng, kho có sẵn sau đó cải tạo lại. Nền chuồng thường được dải cát (loại cát vàng). Để tiện làm công tác vệ sinh, đảm bảo khô, thoáng, hạn chế các loài giun sán, nền cát cũng sẽ đảm bảo cho lông đuôi công không bị dính bẩn mỗi khi di chuyển, đồng thời là chỗ để cho công tắm cát (tắm nắng) làm sạch bộ lông.
Với quy trình nuôi công nghiệp, một ô chuồng tiêu chuẩn đươc thiết kế như sau :
Rộng ngang: 3 ,5 – 4m . Dài 5 – 6 m , Cao 2,7 – 3m. Với diện tích này có thể nuôi từ 4 – 6 cá thể chim trưởng thành (tỉ lệ 1 đực + 1 cái , hoặc 1 đực + 2 cái). Hoặc có thể nuôi được: 10 – 15 cá thể chim công (6 – 12 tháng tuổi).
Tuỳ thuộc vào điều kiện thực tại của trại nuôi có thể thiết kế theo các kích thước rộng, hẹp ngang khác nhau. Miễn sao đảm bảo các yếu tố: Thoáng về mùa hạ, ấm về mùa đông.
Chim công trong tự nhiên có sức đề kháng tốt có thể chịu được mưa tạt, gió lùa. Tuy nhiên trong điều kiện nuôi nhân tạo ta nên làm một phần mái che để chim chú ẩn sẽ tốt hơn.
Về phần lóc chuồng nuôi có thể lập toàn phần (trong nhà xưởng) hoặc lập bán phần để đảm bảo cho chim có chỗ chú ấn khi mưa tạt, gió lùa, thời tiết thay đổi..
Chim được đánh mã số (vòng chân) để tiện theo dõi, tránh hiện trạng đồng huyết.
Có thể làm nhiều ô chuồng sát nhau (sử dụng vách ngăn: lưới thép B40 ) .
* Chú ý : không sử dụng vách ngăn bằng luới thép nhỏ , hoặc cuớc li lông vì chim sẽ mổ loại vật liệu này để ăn , dẫn đến hiện tượng tủng , thắt riều
Nên có 1 ô chuồng nuôi ( chuồng phụ ) đẻ tách riêng những cá thể chim bị bênh cho tiện công tác theo dõi , điều trị
Hiện nay có 2 loài công được nuôi phổ biến tại Việt Nam công Lục – hay công Má Vàng và công Ấn Độ . Ảnh minh họa
Kỹ thuật ấp nở :
Chim Công sau 2 năm nuôi là đạt đến độ tuổi trưởng thành và bắt đầu có khả năng sinh sản . Tuy nhiên phải từ năm thứ 3, thứ 4 trở đi khả năng sinh sản của chim mới ổn định và cho tỉ lệ ấp nở tốt hơn cả.
Chim mái bắt đầu đẻ từ đầu mùa xuân đến cuối mùa hạ . Số trứng bình quân :
Công Má Vàng (8 – 12 trứng/năm)
Công Ấn Độ (25 – 35 trứng/năm)
Thời gian ấp ở trung bình : 26 – 27 ngày
Cách tốt nhất và cho tỉ lệ ấp nở thành công cao nhất hiện nay là dùng máy ấp công nghiệp ( dùng cho việc ấp trứng gà , trứng vịt ) . Nếu đảm bảo được chất lượng phôi trứng tốt , thực hiện đúng quy trình kỹ thuật có thể đạt 85 %
Chăm sóc chim qua các thời kỳ sinh trưởng :
Chim Công là loại ăn tạp, thức ăn chủ yếu: thóc, ngô kết hợp với cám tổng hợp dung cho gia cầm. Ngoài ra cho ăn thêm rau xanh.
Sử dụng loại máng ăn, uống dùng cho nuôi gà, vịt để đựng thức ăn, nước uống cho chim. Thay nước định kỳ 1 lần/ngày (nếu không có hệ thống uống tự động). Thường xuyên vệ sinh máng ăn, uống để trách mầm bệnh gây hại cho chim.
Chim non sau khi lấy từ lò ấp ra được nuôi trong chuồng nhỏ. Nền chuồng được lót giấy báo , hoặc xốp Khi chim mới nở ra duy trì nhiệt độ chuồng nuôi ổn định : 25 – 30 độ C. Khi chim đựợc 20 – 30 ngày tuổi giảm nhiệt độ xuống 24 – 26 độ C. Chim công mới nở ra có khả năng tự ăn như gà con, thức ăn sử dụng 100% cám tổng hợp dùng cho gà.
Sau 30 ngày tuổi ổn định nhiệt độ ở 18 – 20 độ C. Lúc này có thể sử dụng loại chuồng lớn hơn, nền chuồng có thể sủ dụng lưới mắt cáo nhỏ. Có thể cho ăn kết hợp thêm với ngô , thóc nghiền (Tỉ lệ cám tổng hợp 70 % ,thực phẩm bổ sung 30 %). Sử dụng các loại rau xanh thái nhỏ ( rau muống, rau cải, rau ngót.. )
Khi chim càng lớn tỉ lệ cám tổng hợp sẽ điều chỉnh theo xu hướng giảm dầ: Đến khi chim đạt từ 6 – 8 tháng tuổi có thể nuôi ngoài chuồng lớn với nền chuồng bằng cát. Lúc này tỉ lệ cám tổng hợp bổ xung chỉ còn khoảng 50 % là hợp lý. Không nên cho ăn quá nhiều cám tổng hợp chim sẽ mất dần sức đề kháng tự nhiên , đồng thời giảm sắc tố bóng đẹp của màu lông.
Đến khi chim đạt độ tuổi trưởng thành dùng cám tổng hợp của gia cầm (cám dùng cho gà đẻ). Kết hợp với thực phẩm bổ sung: ngô, thóc nguyên hạt. Tăng cường các loại rau xanh, cho ăn thường xuyên để chim tăng sức đề kháng cũng như có bộ lông đẹp nhất.
Tác giả bài viết: Hoàng Linh