Những người nuôi cá sấu sông Nile phải sở hữu thần kinh thép. Chúng không những là loài cá sấu lớn nhất châu Phi, mà còn là một trong những động vật săn mồi đáng sợ nhất thế giới.
Với chiều dài lên tới 5 m và khối lượng trung bình 750 kg, chúng nổi tiếng với bản tính hung dữ. Trong môi trường hoang dã, các vụ cá sấu sông Nile tấn công người khá phổ biến. Mặc dù giới truyền thông không có số liệu chính xác, song số người chết vì chúng tại châu Phi hàng năm có thể lên tới vài trăm.
Collins Mueke là chủ một trang trại cá sấu ở hạt Kitui thuộc miền đông Kenya và cách thủ đô Nairobi khoảng 180 km về phía đông. Ông nuôi hơn 33.000 con cá sấu sông Nile.
Người chăm sóc cá sấu phải rất cẩn thận, vì ngay cả những con non cũng thể gây nên vết thương nghiêm trọng. Ảnh: Getty.
Nhu cầu lớn từ Trung Quốc, cộng với nhu cầu ngày càng tăng từ các khách sạn và nhà hàng trong nước khiến Mueke cảm thấy nghề nuôi cá sấu đang phát triển rất thuận lợi. Thịt cá sấu có màu trắng và vị giống thịt gà.
“Với mỗi con cá sấu, tôi có thể thu về 5.000-7.000 shillings (50-69 USD) từ thịt của chúng”, Mueke tiết lộ.
Ngoài ra, Mueke còn có thể bán da của cá sấu với giá 2.500 shilling cho những cơ sở sản xuất giày, túi xách và thắt lưng. Tổng số tiền mà chủ trang trại thu về lớp gấp đôi vốn mà ông bỏ ra cho mỗi con cá sấu. Mỗi năm Mueke giết khoảng 3.000 cá sấu sông Nile.
“Nuôi cá sấu là nghề khó, nhưng kết quả đáng ngạc nhiên nhất là lợi nhuận. Bạn có thể kiếm lời với tỷ suất hơn 100%”, ông khẳng định.
Phải vệ sinh chuồng thường xuyên
Những con cá sấu của Mueke sống trong khu vực khép kín bao gồm nhiều ao và đất khô. Ông cho chúng ăn cá, ngô dính máu và các loại thịt khác. Trang trại có các bức tường cao để ngăn chặn cá sấu thoát ra ngoài, nhưng hàng ngày 246 công nhân phải trèo tường để thực hiện công việc của họ - như vệ sinh, đặt thức ăn, bẫy và giết cá sấu. Họ giết những con cá sấu 8 tuổi bởi đó là giai đoạn mà thịt chúng ngon nhất.
Một công nhân làm việc trong trang trại cá sấu sông Nile của ông Collins Mueke. Ảnh: Getty.
Công nhân cũng phải nhặt trứng để ấp và nuôi cá sấu con trong một khu khác.
Odhiambo Ojamong, một bác sĩ thú y địa phương, nhấn mạnh rằng hoạt động vệ sinh đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực ngừa dịch bệnh.
“Người nuôi phải quan sát cá sấu hàng ngày để phát hiện bệnh và các vết thương. Những vết thương trên cơ thể cá sấu do đánh nhau với con khác có thể gây bệnh nghiêm trọng và tử vong tức thì”, Ojamong nói.
Song đậu mùa mới là bệnh nguy hiểm nhất, bởi nó có thể xóa sổ toàn bộ cá sấu trong một trang trại và con người vẫn chưa có vaccine để ngừa.
“Vì thế, giải pháp tốt nhất là luôn vệ sinh chuồng cá sấu”, vị bác sĩ thú y nhấn mạnh.
Phụ thuộc vào nhu cầu của người Trung Quốc
Một số thống kê trong ngành cho thấy, các trang trại cá sấu ở châu Phi đang tăng trưởng với tốc độ trung bình 22% mỗi năm.
Nam Phi là quốc gia dẫn đầu trào lưu nuôi cá sấu, với tổng giá trị xuất khẩu cá sấu đạt khoảng 73 triệu USD mỗi năm. Những vị trí tiếp theo thuộc về Zambia (65 triệu USD), Kenya (62 triệu USD) và Zimbabwe (30 triệu USD).
Trung Quốc, Hong Kong và đảo Đài Loan mua 85% lượng thịt, da cá sấu mà các nước châu Phi xuất khẩu. Trung Đông là khu vực nhập khẩu cá sấu lớn thứ hai trên thế giới.
Một công nhân nhặt trứng cá sấu trong trang trại của ông Mueke. Ảnh: Getty.
Số liệu của Cục Quản lý các loài hoang dã Kenya (KWS) – một cơ quan trực thuộc chính phủ - cho thấy 21 trang trại cá sấu đang hoạt động ở nước này và 60 người khác đang chờ cấp giấy phép
Paul Gathitu, người phát ngôn của KWS, nói rằng cơ quan này không phản đối nuôi cá sấu sống Nile vì chúng không phải loài nguy cấp.
Thế nhưng bác sĩ Ojamong cảnh báo rằng chi phí gây dựng trang trại cá sấu rất lớn. Ông tính toán rằng, để lập một trang trại cá sấu ở Kenya, người dân cần khoảng 500.000 USD để mua đất và xây trang trại, trả phí tư vấn cho chuyên gia, mua cá sấu con.
“Cơ sở hạ tầng của trang trại cá sấu đòi hỏi những khoản chi phí lớn. Nhưng lợi nhuận mà bạn hưởng sẽ khiến bạn không hối tiếc khoản đầu tư ban đầu”, Mueke, người bắt đầu nuôi cá sấu cách đây hơn 10 năm, bình luận.
Với chiều dài lên tới 5 m và khối lượng trung bình 750 kg, chúng nổi tiếng với bản tính hung dữ. Trong môi trường hoang dã, các vụ cá sấu sông Nile tấn công người khá phổ biến. Mặc dù giới truyền thông không có số liệu chính xác, song số người chết vì chúng tại châu Phi hàng năm có thể lên tới vài trăm.
Collins Mueke là chủ một trang trại cá sấu ở hạt Kitui thuộc miền đông Kenya và cách thủ đô Nairobi khoảng 180 km về phía đông. Ông nuôi hơn 33.000 con cá sấu sông Nile.
Người chăm sóc cá sấu phải rất cẩn thận, vì ngay cả những con non cũng thể gây nên vết thương nghiêm trọng. Ảnh: Getty.
Nhu cầu lớn từ Trung Quốc, cộng với nhu cầu ngày càng tăng từ các khách sạn và nhà hàng trong nước khiến Mueke cảm thấy nghề nuôi cá sấu đang phát triển rất thuận lợi. Thịt cá sấu có màu trắng và vị giống thịt gà.
“Với mỗi con cá sấu, tôi có thể thu về 5.000-7.000 shillings (50-69 USD) từ thịt của chúng”, Mueke tiết lộ.
Ngoài ra, Mueke còn có thể bán da của cá sấu với giá 2.500 shilling cho những cơ sở sản xuất giày, túi xách và thắt lưng. Tổng số tiền mà chủ trang trại thu về lớp gấp đôi vốn mà ông bỏ ra cho mỗi con cá sấu. Mỗi năm Mueke giết khoảng 3.000 cá sấu sông Nile.
“Nuôi cá sấu là nghề khó, nhưng kết quả đáng ngạc nhiên nhất là lợi nhuận. Bạn có thể kiếm lời với tỷ suất hơn 100%”, ông khẳng định.
Phải vệ sinh chuồng thường xuyên
Những con cá sấu của Mueke sống trong khu vực khép kín bao gồm nhiều ao và đất khô. Ông cho chúng ăn cá, ngô dính máu và các loại thịt khác. Trang trại có các bức tường cao để ngăn chặn cá sấu thoát ra ngoài, nhưng hàng ngày 246 công nhân phải trèo tường để thực hiện công việc của họ - như vệ sinh, đặt thức ăn, bẫy và giết cá sấu. Họ giết những con cá sấu 8 tuổi bởi đó là giai đoạn mà thịt chúng ngon nhất.
Một công nhân làm việc trong trang trại cá sấu sông Nile của ông Collins Mueke. Ảnh: Getty.
Công nhân cũng phải nhặt trứng để ấp và nuôi cá sấu con trong một khu khác.
Odhiambo Ojamong, một bác sĩ thú y địa phương, nhấn mạnh rằng hoạt động vệ sinh đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực ngừa dịch bệnh.
“Người nuôi phải quan sát cá sấu hàng ngày để phát hiện bệnh và các vết thương. Những vết thương trên cơ thể cá sấu do đánh nhau với con khác có thể gây bệnh nghiêm trọng và tử vong tức thì”, Ojamong nói.
Song đậu mùa mới là bệnh nguy hiểm nhất, bởi nó có thể xóa sổ toàn bộ cá sấu trong một trang trại và con người vẫn chưa có vaccine để ngừa.
“Vì thế, giải pháp tốt nhất là luôn vệ sinh chuồng cá sấu”, vị bác sĩ thú y nhấn mạnh.
Phụ thuộc vào nhu cầu của người Trung Quốc
Một số thống kê trong ngành cho thấy, các trang trại cá sấu ở châu Phi đang tăng trưởng với tốc độ trung bình 22% mỗi năm.
Nam Phi là quốc gia dẫn đầu trào lưu nuôi cá sấu, với tổng giá trị xuất khẩu cá sấu đạt khoảng 73 triệu USD mỗi năm. Những vị trí tiếp theo thuộc về Zambia (65 triệu USD), Kenya (62 triệu USD) và Zimbabwe (30 triệu USD).
Trung Quốc, Hong Kong và đảo Đài Loan mua 85% lượng thịt, da cá sấu mà các nước châu Phi xuất khẩu. Trung Đông là khu vực nhập khẩu cá sấu lớn thứ hai trên thế giới.
Một công nhân nhặt trứng cá sấu trong trang trại của ông Mueke. Ảnh: Getty.
Số liệu của Cục Quản lý các loài hoang dã Kenya (KWS) – một cơ quan trực thuộc chính phủ - cho thấy 21 trang trại cá sấu đang hoạt động ở nước này và 60 người khác đang chờ cấp giấy phép
Paul Gathitu, người phát ngôn của KWS, nói rằng cơ quan này không phản đối nuôi cá sấu sống Nile vì chúng không phải loài nguy cấp.
Thế nhưng bác sĩ Ojamong cảnh báo rằng chi phí gây dựng trang trại cá sấu rất lớn. Ông tính toán rằng, để lập một trang trại cá sấu ở Kenya, người dân cần khoảng 500.000 USD để mua đất và xây trang trại, trả phí tư vấn cho chuyên gia, mua cá sấu con.
“Cơ sở hạ tầng của trang trại cá sấu đòi hỏi những khoản chi phí lớn. Nhưng lợi nhuận mà bạn hưởng sẽ khiến bạn không hối tiếc khoản đầu tư ban đầu”, Mueke, người bắt đầu nuôi cá sấu cách đây hơn 10 năm, bình luận.
Tác giả bài viết: Quân Vũ
Nguồn tin: