► Dưa hấu Trung Quốc nảy như bóng cao su khi ném
Quả ở giữa khắc chữ "Long", hai quả bên cạnh khắc chữ "Thọ". Ảnh: QQ
Theo QQ, ông Cốc Tâm Lương, 56 tuổi, người thôn Hắc Miếu thuộc thành phố Bình Đỉnh Sơn, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, năm nay trồng được hơn ba tấn dưa hấu trước vụ và hơn một tấn dưa lê. Nhưng ông đã bán hết trong vòng 11 ngày nhờ khắc chữ lên dưa.
"Thật không ngờ, hôm đấy ngay khi tôi khắc hai chữ 'phúc' và 'thọ' lên hai quả dưa hấu, có người tới mua luôn", ông Cốc kể lại.
Thấy vậy, ông khắc chữ lên hết số dưa hấu còn lại. Ông khắc những chữ mang ý tốt lành như "hạnh phúc", "như ý cát tường" lên vỏ để thu hút người đi đường dừng lại mua.
Ông Cốc yêu thích nghệ thuật thư pháp từ nhỏ nhưng do nhà đông anh em, ông không có điều kiện theo học. Kiến thức về thư pháp của ông chỉ là kiến thức phổ thông, tích lũy từ thời học cấp một, cấp hai và do tự luyện viết.
"Có thể nói, tự tôi lập nên một trường phái thư pháp", ông Cốc nói đùa về nghệ thuật khắc thư pháp lên dưa hấu của mình.
Quả ở giữa khắc chữ "Long", hai quả bên cạnh khắc chữ "Thọ". Ảnh: QQ
Theo QQ, ông Cốc Tâm Lương, 56 tuổi, người thôn Hắc Miếu thuộc thành phố Bình Đỉnh Sơn, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, năm nay trồng được hơn ba tấn dưa hấu trước vụ và hơn một tấn dưa lê. Nhưng ông đã bán hết trong vòng 11 ngày nhờ khắc chữ lên dưa.
"Thật không ngờ, hôm đấy ngay khi tôi khắc hai chữ 'phúc' và 'thọ' lên hai quả dưa hấu, có người tới mua luôn", ông Cốc kể lại.
Thấy vậy, ông khắc chữ lên hết số dưa hấu còn lại. Ông khắc những chữ mang ý tốt lành như "hạnh phúc", "như ý cát tường" lên vỏ để thu hút người đi đường dừng lại mua.
Ông Cốc yêu thích nghệ thuật thư pháp từ nhỏ nhưng do nhà đông anh em, ông không có điều kiện theo học. Kiến thức về thư pháp của ông chỉ là kiến thức phổ thông, tích lũy từ thời học cấp một, cấp hai và do tự luyện viết.
"Có thể nói, tự tôi lập nên một trường phái thư pháp", ông Cốc nói đùa về nghệ thuật khắc thư pháp lên dưa hấu của mình.
Tác giả bài viết: Hồng Hạnh