Bạn cần biết

Những triệu chứng, dấu hiệu của bệnh đái tháo đường không thể bỏ qua

Theo công bố mới nhất của Bộ Y tế, bệnh đái tháo đường là một trong bệnh nguy hiểm gây tử vong thứ ba ở Việt Nam, chỉ sau bệnh tim mạch và ung thư. Năm 2017, tại Việt Nam có khoảng 29.000 người chết do các nguyên nhân có liên quan đến đái tháo đường. Và nếu thấy một trong những dấu hiệu như: Sụt cân, đi tiểu nhiều lần, khát nước, vết thương lâu lành, thị lực kém… thì rất có thể bạn đã mắc chứng bệnh đái tháo đường.

Bệnh đái tháo đường hay còn gọi là bệnh tiểu đường là loại bệnh rối loạn chuyển hóa với biểu hiện là lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường, do các tế bào không thể hấp thụ đường, thiếu hụt hoặc đề kháng với Insulin. Tùy thuộc vào yếu tố dẫn đến tăng đường huyết, tiểu đường chia thành tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2.

Khi bạn bị đái tháo đường, cơ thể không sản xuất Insulin hoặc sản suất không đủ lượng insulin, lượng đường trong máu vẫn cao. Chỉ số đường huyết trên 140 mg/dl sau bữa ăn, bạn là người tiền tiểu đường, chỉ số đường huyết trên 200 mg/dl, bạn mắc bệnh tiểu đường. Khi bạn nhịn ăn, gan cũng tiết ra một số đường. Nếu chỉ số đường huyết sau 8 giờ nhịn ăn trên 108 mg/dl, bạn là người tiền tiểu đường, chỉ số này trên 126 mg/dl bạn bị tiểu đường.

Nếu không phát hiện kịp thời bênh đái tháo đường sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ của người bệnh

Việc phát hiện sớm và chữa trị kịp thời bệnh đái tháo đường sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ và và các biến chứng nguy hiểm khác ảnh hưởng từ tiểu đường. Nếu xuất hiện những dấu hiệu sau bạn cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

Đi tiểu thường xuyên

Đi tiểu thường xuyên ảnh hưởng đến chức năng của thận

Khi bị đái tháo đường, các tế bào không thể hấp thụ được đường, thận phải cố gắng đào thải đường. Do đó, bạn sẽ phải đi tiểu nhiều hơn bình thường và có thể đi hơn 5 lít nước tiểu mỗi ngày. Việc này xảy ra ngay cả vào ban đêm, khiến bạn phải thức dậy vào ban đêm để đi tiểu - gọi là chứng tiểu đêm. Tình trạng này lâu ngày có thể ảnh hưởng đến chức năng của thận.

Khát nước

Nếu bắt đầu mắc đái tháo đường, bạn sẽ cảm thấy khát nước hơn bình thường. Đó là triệu chứng đầu tiên. Tuy nhiên, có những trường hợp là do bị mất nước. Vì vậy, bạn nên kết hợp kiểm tra nhiều triệu chứng khác nữa trước khi đưa ra kết luận bị bệnh tiểu đường.

Mệt mỏi

Một dấu hiệu khác của bệnh đái tháo đường đó là mệt mỏi liên tục, nguyên nhân là do: Tế bào của bạn không có đủ Glucose để tạo thành năng lượng. Mất nước do đi tiểu thường xuyên cũng khiến bạn luôn cảm thấy kiệt sức.

Ngoài ra, mệt mỏi có thể là một triệu chứng của các bệnh lý khác, thậm chí là do lối sống của bạn (như chế độ ăn uống nhiều carb, tiêu thụ quá nhiều caffein, lão hóa...). Tuy nhiên nếu nó kết hợp với các triệu chứng khác trong danh sách này, cũng có thể đó là một dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường.

Đói quá mức

Đói quá mức (polyphagia), cùng với sự khát nước và đi tiểu nhiều lần, tạo thành 3 dấu hiệu điển hình của bệnh đái tháo đường.

Nếu cơ thể của bạn không sản xuất đủ Insulin hoặc không đáp ứng Insulin theo cách bình thường, nó không thể chuyển đổi thực phẩm thành Glucose để tạo ra năng lượng cho các tế bào. Đó là nguyên nhân bạn vẫn cảm thấy đói dù đã ăn uống đầy đủ. Thực tế, việc ăn uống chỉ khiến cho lượng đường trong máu cao hơn.

Giảm cân không rõ nguyên nhân

Nếu bạn không thực hiện bất kì chế độ ăn kiêng hay tập thể dục nào nhưng cân nặng vẫn sụt giảm không kiểm soát, hãy cẩn trọng, có thể bạn đang mắc bệnh đái tháo đường. Nguyên nhân là do cơ thể bạn không thể sử dụng Glucose như một nguồn năng nên nó sẽ bắt đầu đốt chất béo từ đó làm cho cân nặng giảm đi. Mất nước cũng khiến bạn giảm cân đột ngột vì cơ thể của bạn sử dụng tất cả các chất lỏng có sẵn để sản xuất nước tiểu.

Nếu thấy giảm cân không rõ nguyên nhân rất có thể bạn bi mắc bệnh đái tháo đường

Giảm cân không mong muốn là dấu hiệu ban đầu của bệnh đái tháo đường type 1, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến những người mắc bệnh tiểu đường type 2.

Vết thương lâu lành

Nếu như bạn không may có một vết thương nào đó mà lâu lành rất có thể bạn đang phải đối mặt với nguy cơ bị bệnh đái tháo đường và đây là dấu hiệu cảnh báo. Đường trong máu không những làm tăng chứng viêm trong các vết cắt và vết loét mà còn khiến tuần hoàn máu kém, máu khó di chuyển và sửa chữa những vùng da bị tổn thương. Đặc biệt, đối với người đái tháo đường điều này thường xuất hiện ở bàn chân. Không hiếm trường hợp bệnh nhân đái tháo đường bị loét bàn chân có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Nếu mắc bênh đái tháo đường các vết thương sẽ lâu lành hơn bình thường, đặc biệt là những vết thương ở chân

Vì thế, nếu bạn nhận thấy vết cắt và vết thương của bạn mất nhiều thời gian để hồi phục hơn trước đây, hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân.

Mắt mờ, mất thị lực

Chỉ số đường huyết tăng có thể làm giác mạc chảy nước và sưng. Hình dáng của giác mạc bị thay đổi có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung của mắt. Đây chính là tác dụng phụ của thuốc trị đái tháo đường.

Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng đến giác mạc, võng mạc

Sau nhiều năm tăng đường huyết, các mạch máu trong võng mạc yếu và mỏng đi và mọng mắt phồng lên gọi là phình vi mạch, tiết ra dịch. Dịch này rò rỉ vào trung tâm võng mạc có thể gây mất thị lực vĩnh viễn.

Da sạm đi

Da bị tối màu đi là một tình trạng mà có một số vùng da bị sạm và xỉn màu hơn các vùng da khác. Sự thay đổi về màu da thường xuất hiện ở những vùng da bị có nếp nhăn hoặc nếp gấp, chẳng hạn như trên cổ, nách, háng, bên trong khuỷu tay, phía sau đầu gối hay trên các ngón tay.

Mặc dù những người khỏe mạnh cũng có thể gặp tình trạng này nhưng đây cũng là dấu hiệu chung của tiền tiểu đường hoặc bệnh đái tháo đường.

Tê hoặc ngứa các đầu chi

Bệnh đái tháo đường gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Tê hoặc ngứa ran có thể xảy ra nhiều lần và thường kèm theo cảm giác đau, viêm. Nếu vấn đề không được kiểm soát đúng mức, các tổn thương thần kinh có thể là vĩnh viễn và gây nên những rối loạn nghiêm trọng khác.

Để phòng ngừa bệnh đái tháo đường phải tạo cho mình những thói quen khoa học, không nên bỏ bữa sáng, ăn nhiều salad, rau xanh và hoa quả, có chế độ luyện tập hợp lý. Nếu phát hiện những dấu hiệu của bênh đái tháo đường cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

Tác giả: Nguyễn Thủy

Nguồn tin: Báo An ninh Thủ đô

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok