1. Thất bại của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2016
Thực tế, việc lọt vào bán kết không phải quá tồi so với giải đấu cách đây 2 năm dưới thời HLV Miura. Tuy nhiên, việc nhường vé vào chung kết cho Indonesia thì thực sự đó lại là rất đáng quên.
Đáng quên ở chỗ, đội bóng của HLV Hữu Thắng hoàn toàn có thể đánh bại Indonesia khi năng lực của đối thủ chỉ ngang thậm chí không muốn nói kém hơn ĐTVN.
Tuy nhiên, tấm thẻ đỏ của Nguyên Mạnh và hàng loạt sai lầm từ hàng thủ đã cướp đi tấm vé vào chơi trận chung kết của ĐTVN sau khi thua trận lượt đi và hòa ở trận lượt về.
2. Trọng tài V-League vẫn rất...chán
V-League mùa bóng 2017 đã kết thúc vô cùng có hậu với chức vô địch lần thứ 3 của HN.T&T, nhưng những chấm son từ cuộc đua gay cấn của giải đấu lại không xóa được vết đen từ các trọng tài.
Không đến mức khủng khiếp như nhiều năm trước với hàng loạt trọng tài rơi vào vòng lao lý, nhưng cách mà vua sân cỏ Hà Anh Chiến thổi 11m "giúp" Thanh Hóa ở vòng 8 hay của các trọng tài Phùng Đình Dũng, Nguyễn Hiền Triết...xử lý khiến giải đấu lao đao, cũng như mất nhiều niềm tin.
3. Giải hạng Nhất chỉ còn 7 đội
Ngay trước mùa giải mới sắp khởi tranh vào đầu năm 2017, một thông tin khiến nhiều người hâm mộ bóng đá nước nhà phải buồn lòng chính là việc giải hạng Nhất chỉ còn 7 đội bóng tham dự.
Con số này thực tế không ít hơn mùa trước, nhưng rõ ràng cái cách mà các đội bóng giành quyền lên chơi ở giải đấu tiệm cận của V-League và tuyên bố "không" với giải hạng Nhất thực sự khá đáng buồn và đáng quên.
Bởi thực tế ai cũng hiểu cốt lõi của một nền bóng đá mạnh phải được xây theo từng bậc, từ phong trào đến chuyên nghiệp. Tuy nhiên, giải hạng Nhất "teo tóp" qua từng mùa đang khiến những nhà làm bóng đá phải lo ngại cho...V-League.
4. Công Phượng "chìm" dù được kỳ vọng nhiều
Trong số những cái tên mà người hâm mộ kỳ vọng nhất của bóng đá Việt Nam trong năm qua, như thường lệ Công Phượng được xếp ở vị trí số 1.
Tuy nhiên, chân sút tài năng này đã có một năm thực sự kém vui khi thi đấu không thành công tại J-League II cũng như trong màu áo ĐTQG.
Không những thế, việc không thi đấu thường xuyên cũng khiến phong độ của Công Phượng cũng xuống rất thấp ngay cả khi chơi ở giải trẻ như giải U21 quốc tế mới kết thúc vào cuối năm nay.
5. V-League xuống giá
Sau 5 năm đứng ra tổ chức giải đấu cao nhất của bóng đá Việt, chưa khi nào V-League thảm bại về mặt khán giả như mùa giải 2016 khi trung bình chỉ hơn 6000 khán giả đến với mỗi trận đấu.
Có nhiều lý do để các "thượng đế" quay lưng với bóng đá nội, nhưng một trong những nguyên nhân chính là việc VPF vẫn chưa thể cầm cương được giải đấu để khiến V-League nhiều phen chới với.
Một trong những "ấn tượng" của V-League mùa rồi là việc đơn vị tổ chức là VPF làm công văn xin lỗi đến SLNA, sau sự cố của trọng tài Hà Anh Chiến trên sân Thanh Hóa ở vòng 8.
Thực tế, việc lọt vào bán kết không phải quá tồi so với giải đấu cách đây 2 năm dưới thời HLV Miura. Tuy nhiên, việc nhường vé vào chung kết cho Indonesia thì thực sự đó lại là rất đáng quên.
Đáng quên ở chỗ, đội bóng của HLV Hữu Thắng hoàn toàn có thể đánh bại Indonesia khi năng lực của đối thủ chỉ ngang thậm chí không muốn nói kém hơn ĐTVN.
Tuy nhiên, tấm thẻ đỏ của Nguyên Mạnh và hàng loạt sai lầm từ hàng thủ đã cướp đi tấm vé vào chơi trận chung kết của ĐTVN sau khi thua trận lượt đi và hòa ở trận lượt về.
2. Trọng tài V-League vẫn rất...chán
V-League mùa bóng 2017 đã kết thúc vô cùng có hậu với chức vô địch lần thứ 3 của HN.T&T, nhưng những chấm son từ cuộc đua gay cấn của giải đấu lại không xóa được vết đen từ các trọng tài.
Không đến mức khủng khiếp như nhiều năm trước với hàng loạt trọng tài rơi vào vòng lao lý, nhưng cách mà vua sân cỏ Hà Anh Chiến thổi 11m "giúp" Thanh Hóa ở vòng 8 hay của các trọng tài Phùng Đình Dũng, Nguyễn Hiền Triết...xử lý khiến giải đấu lao đao, cũng như mất nhiều niềm tin.
3. Giải hạng Nhất chỉ còn 7 đội
Ngay trước mùa giải mới sắp khởi tranh vào đầu năm 2017, một thông tin khiến nhiều người hâm mộ bóng đá nước nhà phải buồn lòng chính là việc giải hạng Nhất chỉ còn 7 đội bóng tham dự.
Con số này thực tế không ít hơn mùa trước, nhưng rõ ràng cái cách mà các đội bóng giành quyền lên chơi ở giải đấu tiệm cận của V-League và tuyên bố "không" với giải hạng Nhất thực sự khá đáng buồn và đáng quên.
Bởi thực tế ai cũng hiểu cốt lõi của một nền bóng đá mạnh phải được xây theo từng bậc, từ phong trào đến chuyên nghiệp. Tuy nhiên, giải hạng Nhất "teo tóp" qua từng mùa đang khiến những nhà làm bóng đá phải lo ngại cho...V-League.
4. Công Phượng "chìm" dù được kỳ vọng nhiều
Trong số những cái tên mà người hâm mộ kỳ vọng nhất của bóng đá Việt Nam trong năm qua, như thường lệ Công Phượng được xếp ở vị trí số 1.
Tuy nhiên, chân sút tài năng này đã có một năm thực sự kém vui khi thi đấu không thành công tại J-League II cũng như trong màu áo ĐTQG.
Không những thế, việc không thi đấu thường xuyên cũng khiến phong độ của Công Phượng cũng xuống rất thấp ngay cả khi chơi ở giải trẻ như giải U21 quốc tế mới kết thúc vào cuối năm nay.
5. V-League xuống giá
Sau 5 năm đứng ra tổ chức giải đấu cao nhất của bóng đá Việt, chưa khi nào V-League thảm bại về mặt khán giả như mùa giải 2016 khi trung bình chỉ hơn 6000 khán giả đến với mỗi trận đấu.
Có nhiều lý do để các "thượng đế" quay lưng với bóng đá nội, nhưng một trong những nguyên nhân chính là việc VPF vẫn chưa thể cầm cương được giải đấu để khiến V-League nhiều phen chới với.
Một trong những "ấn tượng" của V-League mùa rồi là việc đơn vị tổ chức là VPF làm công văn xin lỗi đến SLNA, sau sự cố của trọng tài Hà Anh Chiến trên sân Thanh Hóa ở vòng 8.
Nguồn tin: