Cuộc sống

Những người có dấu hiệu sau tuyệt đối không nên ăn cà chua

Cà chua là loại quả đem lại nhiều dưỡng chất cho cơ thể, tuy nhiên khi mắc một số bệnh sau đây, nếu ăn cà chua vào sẽ có tác dụng ngược lại.

Thành phần của cà chua rất giàu axit oxalic, axit này không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng việc hấp thụ thường xuyên axit oxalic vào người là nguyên nhân chính gây nên căn bệnh sỏi thận. Vì vậy, đối với người bị sỏi thận, các bác sĩ thường khuyên nên tránh hoặc hạn chế ăn uống các thực phẩm có chứa axit oxalic.

Ngoài ra, với một số người mắc bệnh như: bệnh viêm dạ dày, bệnh đại tràng cấp tính, bị sỏi mật, bệnh thống phong… thì không nên sử dụng cà chua, vì nếu dùng thì tình trạng bệnh sẽ nặng thêm.

Bên cạnh đó, với những người đang uống thuốc chống đông máu cũng không nên ăn vì vitamin K chứa trong cà chua sẽ tác động đến hiệu quả của loại thuốc này, không tốt cho người bệnh.

Một số lưu ý cần thiết khi ăn cà chua


Loại bỏ hạt, cuống khi ăn

Hạt cà chua cũng như hạt ổi, khi ăn vào khó tiêu hóa, hạn chế quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, dễ gây viêm ruột thừa, táo bón, tắc ruột, nhất là với trẻ em

Tuy nhiên, thì hạt cà chua cũng có nhiều tác dụng tốt như giúp xương chắc khỏe, tăng cường thị lực... vậy nên trong quá trình chế biến nếu không lọc bỏ hết được hạt thì cũng không đáng phải lo lắng, nhưng cuống và lá cà chua thì tuyệt đối nên cắt bỏ để phòng ngộ độc.

Không ăn cà chua xanh

Ăn cà chua xanh là một việc làm vô cùng tai hại và bạn cần dừng ngay lập tức. Bởi điều này rất dễ khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm. Do trong cà chua xanh có chứa chất độc solanine, khiến khoang miệng có cảm giác đắng chát kèm theo đó là triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, và nôn khi ăn phải. Đặc biệt nếu bạn ăn sống cà chua xanh thì khả năng ngộ độc càng cao hơn.

Không ăn lúc đói

Để đẹp da, nhiều người chọn cà chua sạch để ăn sống hoặc xay sinh tố. Lưu ý, không ăn cà chua lúc đói vì những chất này có thể dễ dàng phản ứng với axit, hình thành các cục không hòa tan, gây "căng thẳng" và làm khó cho dạ dày. Dạ dày phải tiêu thụ những chất này có thể gây ra đau bụng, nôn mửa và thậm chí là sốc.

Không đun quá lâu

Khi bạn sử dụng cà chua đã được nấu chín kĩ hoặc để trong thời gian dài, dinh dưỡng và hương vị sẽ bị mất đi. Bên cạnh đó, nếu bạn ăn phải cà chua không còn chất dinh dưỡng có thể gây nên tình trạng ngộc độc thực phẩm, không tốt cho sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Không bảo quản trong tủ lạnh

Thông thường rau và trái cây thường được cho vào tủ lạnh để giữ tươi lâu, nhưng cà chua lại là một trường hợp khác. Khi ta cho cà chua vào trong tủ lạnh, cái lạnh sẽ ngăn cản cà chua chín tiếp, đồng nghĩa với việc hương vị tươi ngon của cà chua sẽ ngừng phát triển. Lạnh sẽ khiến cà chua bị khô, vỏ cà chua trở nên nhăn nheo, nước bị mất và cà chua dễ vỡ khi bạn cắt thái. Khi đó, mùi vị ngọt, thơm của cà chua cũng bị hao hụt.

Mẹo bóc vỏ cà chua


Để bóc vỏ cà chua, chị em nên bỏ cuống, rửa sạch rồi dùng dùng dao khứa nhẹ một hình chữ thập.
Nhúng cà chua vào nước sôi khoảng 30 giây. Tiếp đó, với ra ngâm trong một bát nước lạnh rồi nhẹ nhàng tách vỏ.

Tác giả bài viết: MH

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok