Du lịch

Những món đồ thủ công tuyệt hảo của người Nhật

Vùng Tohoku nổi tiếng với các ngành nghề thủ công cổ xưa ấn tượng nhất nước Nhật. Những sản phẩm này thể hiện sự tỉ mỉ và hoàn mỹ.

Magewappa: Dù ở trong nhà hàng cao cấp hay một quầy sushi nhỏ, bạn cũng sẽ nhận thấy phần lớn các quán ăn của Nhật Bản có chung một điều: sự tỉ mỉ trong trình bày. Nhiều bát đĩa dùng để bày thức ăn cũng là một tác phẩm nghệ thuật, trong đó, có Magewappa hay các đồ gỗ uốn cong. Ảnh: Con-akita.

Magewappa có xuất xứ từ Akita, một trong 6 quận của Tohohku, được làm bằng cách ngâm nước hoặc hấp gỗ đã bào (thường là gỗ tuyết tùng hoặc gỗ bách) trước khi uốn thành các hộp cơm, giá hấp... Hương thơm tự nhiên và vân gỗ càng làm tăng sự ngon miệng cho thực khách. Ảnh: Uniquejapan.

Nến họa tiết: Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên, những cây nến này được làm bằng nhiều lớp sáp từ cây sơn. Các nghệ nhân sẽ vẽ hình hoa lá và các họa tiết khác dọc thân nến. Ảnh: Goinjapanesque.

Loại nến này trước kia được tầng lớp samurai và quý tộc sử dụng. Chúng đem lại không khí lễ hội vào những tháng mùa đông. Các thợ thủ công ở Aizu, Fukushima đã làm nến theo phương pháp truyền thống suốt hàng trăm năm. Ảnh: Goinjapanesque.

Búp bê Kokeshi: Không ai biết nguồn gốc chính xác của búp bê Kokeshi, nhưng món đồ thủ công truyền thống này là quà lưu niệm rất phổ biến. Vẻ mặt hiền lành của chúng được vẽ bằng tay với những nét đơn giản, sống động. Phần thân búp bê được tạc từ gỗ màu kem mài nhẵn. Ảnh: J-subculture.

Các búp bê gỗ này được cho là xuất hiện từ thời Edo (1603-1868) ở khu suối nước nóng thuộc quận Miyagi, vùng Tohoku. Búp bê của các vùng khác nhau sẽ có sự khác biệt về nét mặt, vóc dáng và loại gỗ. Ngày nay, phiên bản hiện đại có các kiểu tóc sáng tạo và mặc kimono, được bày bán khắp Nhật Bản. Ảnh: Japantourlist.

Hình thêu Kogin-zashi: Kogin-zashi là mẫu thêu hình học trên vải lanh và nhuộm chàm, một kiểu thêu truyền thống có từ thời Edo. Đằng sau sản phẩm tỉ mẩn này là sự cần cù và sáng tạo của người dân quận Aomori. Ảnh: Japan-brand.

Để chống chọi với mùa đông khắc nghiệt, các phụ nữ trong làng mặc nhiều lớp vải lanh. Họ thêu các sợ bông lên một số chỗ nhất định để vải được bền hơn, dần dần tạo ra kiểu thêu Kogin-zashi. Kỹ thuật này được bảo tồn chặt chẽ. Các mẫu thêu có quy tắc riêng, chỉ cần thay đổi một chút thì không còn là Kogin-zashi nữa. Ảnh: Ana-cooljapan.

Đồ sơn mài Tsugaru: Những món đồ bóng loáng này được phủ nhiều lớp sơn màu. Mỗi lớp phải thật khô trước khi sơn lớp tiếp theo. Kết quả thu được là các họa tiết tuyệt đẹp và chiều sâu của từng sản phẩm. Ảnh: CNN.

Đồ sơn mài Tsugaru bắt đầu được chế tác ở Aomori từ thế kỷ 17 và trở thành nghề thủ công truyền thống quôc gia vào năm 1975. Các món đồ được sử dụng hàng ngày, nhưng cũng có những món cao cấp hơn chỉ dùng để trang trí. Ảnh: Allabout-japan.

Vải nhuộm Nambu: Ban đầu, đây là loại vải chủ yếu được các samurai sử dụng, sau đó kỹ thuật này được dùng cho cả kimono, túi và vải bọc. Trong đó, nghệ nhân sử dụng giấy nến để tạo ra các họa tết phức tạp. Ảnh: CNN.

Tác giả bài viết: Hoàng Linh

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok