Bánh lọt. Bánh lọt truyền thống chỉ ăn với nước cốt dừa, nước đường thắng. Cốt dừa mà thiếu thì món bánh lọt cũng mất đi hoàn toàn vị ngon của nó.
Nhiều người còn ví bánh lọt cốt dừa như phở ... và trong đó bánh lọt là sợi bánh phở, còn cốt dừa chính là nước lèo.
Với các món chè đậu nóng của Việt Nam, nước cốt dừa là thành phần khó có thể tách rời.
Trong các loại chè đậu, nước cốt dừa bùi bùi giúp đánh lừa vị giác một cách xuất sắc vì nhờ có nó làm át bớt vị ngọt của món chè. Trong thời tiết mưa lâm râm se lạnh, một chén chè nóng phủ ngập nước cốt dừa trắng tinh sẽ rất dễ làm xiêu lòng mọi tâm hồn ăn uống.
Sương sa hạt lựu là món chè dùng để giải khát rất phổ biến của Sài Gòn. Món chè gây ấn tượng bởi màu sắc bắt mắt và vị thơm, thêm sự bùi béo rất hấp dẫn của nước cốt dừa, vị dai dai của sương sa và hạt lựu được làm từ củ năng.
Nếu thiếu đi lớp nước dừa phía trên cùng, sương sa hạt lựu sẽ mất đi chất kết dính, làm món chè rời rạc và giảm độ ngon xuống một nửa.
Thịt gà om nước cốt dừa sẽ bị lạc vị nếu thiếu nguyên liệu tự nhiên đặc biệt này. Nhờ nước cốt gừa mà món gà chín mềm, khi đưa thịt vào miệng bạn sẽ có cảm giác thịt gà đang tan dần trong miệng.
Nước cốt dừa là sự lựa chọn tuyệt vời cho các món sinh tố, nhất là khi kết hợp với các loại quả nhiệt đới như xoài hay dứa.
Nếu bạn muốn chế biến cải bó xôi hoặc ngô nghiền, hãy thử kết hợp chúng với nước cốt dừa món ăn của bạn sẽ rất ngon và độc đáo.
Thêm nước cốt dừa trong các món salad trái cây hay xốt trái cây của bạn món ăn đó cũng tuyệt ngon.
Sử dụng nước cốt dừa chế biến các loại bánh mì nhanh và bánh muffin, bạn thậm chí còn có thể khiến nó ngon hơn với dừa nướng, các loại trái cây nhiệt đới và các loại hạt.