Với những người đã trải qua và thấu hiểu nỗi đau phơi nhiễm HIV, đó thật sự là những ngày dài mệt mỏi và sợ hãi. Chỉ một chút yếu đuối cũng có thể khiến họ buông xuôi.
“Tôi thấy mình là con vật điên loạn”
Câu chuyện của nữ sinh LGH (19 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) bị rạch đùi mới đây khiến người nghe vẫn còn bàng hoàng. H. kể buổi tối hôm đó đang về trên đường Lê Quang Định (quận Bình Thạnh) thì bất ngờ một xe máy chở ba thanh niên chạy áp sát giở trò sàm sỡ. Một thanh niên trong nhóm dùng vật sắc rạch vào đùi và tay H. Vì sợ hung khí của kẻ biến thái dính HIV nên sáng hôm sau em cùng cha đến Viện Pasteur TP.HCM để xét nghiệm máu và mua thuốc phơi nhiễm HIV.
“Những ngày uống thuốc phơi nhiễm, tôi thấy đầu nặng, thường xuyên chóng mặt và bị ảo giác. Có hôm tôi hôn mê, gần như muốn bất tỉnh. Lúc nào tôi cũng tự an ủi mình phải chiến đấu, chỉ mong qua khỏi, khỏe lại để còn đi học” - H. chia sẻ.
Cùng cảnh ngộ với H. là câu chuyện của một cô gái khác cũng còn đang tuổi ăn học. BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM chiều 2-3, cô gái 20 tuổi ĐHHK không thể chịu nổi tự phơi nhiễm ở nhà, phải vào BV nhờ các bác sĩ trợ giúp.
“Tôi quan hệ tình dục, không may bao cao su bị rách, lúc đó người kia mới thú nhận bị HIV. Tôi hoảng loạn, đến BV hỏi bác sĩ ngay sáng hôm sau. Giờ phải phơi nhiễm và đây là ngày thứ sáu tôi dùng thuốc. Tôi thấy mình không phải con người mà là một con vật điên loạn gì đó. Ngày đầu tiên, tôi mất kiểm soát, mẹ phải cột tôi vào cạnh tủ cho đến lúc thiếp đi vì mệt mỏi. Tôi sợ mình không thể tiếp tục cho đủ 28 ngày điều trị nên muốn vào BV để bác sĩ giúp đỡ chứ không sẽ bỏ cuộc mất” - K. đau khổ nói.
Trai tráng còn không chịu nổi điều trị
Nói về những ngày phơi nhiễm HIV, NTT, nam thanh niên 29 tuổi, đã phải thừa nhận: “Phơi nhiễm khủng khiếp lắm!”.
Anh TT là PV của một tờ báo tại TP.HCM. Trưa tháng 12-2016, với vẻ mặt hớt hải, mồ hôi lấm tấm, anh chạy về cơ quan trình bày với lãnh đạo xin tờ giấy xác nhận sang BV Bệnh nhiệt đới để phơi nhiễm HIV. T. kể trong quá trình tác nghiệp loạt bài điều tra về ma túy, anh không may bị mảnh chai nghi của dân chơi xước vào tay chảy máu.
“Chiều đó tôi đến BV làm thủ tục, trình bày với bác sĩ thì được cho ARV về điều trị phơi nhiễm. Đêm đầu tiên uống ARV, tôi sảng hồn như thằng ngáo đá. Tiếp theo mấy ngày đó tôi mệt lừ, luôn rơi vào cảm giác chóng mặt, nhức đầu, chỉ có thể nằm nhà li bì. Mình là thanh niên trai tráng, phơi nhiễm đã thấy đuối như thế này thì con gái, con nít chắc chịu không nổi đâu” - T. cảm thán.
Gần một tháng dài chống chọi với phơi nhiễm cũng qua, T. trở lại cuộc sống bình thường. Thế nhưng mỗi lần nhắc lại anh vẫn còn rùng mình.
Những cái chết đau đớn
ThS-BS Hồ Ngọc Thới, BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM, cho biết BV này tiếp nhận khá nhiều trường hợp phơi nhiễm HIV thuộc đủ mọi lứa tuổi. Có người bất cẩn trong quan hệ tình dục, người bất cẩn trong nghề nghiệp, nghiệp vụ... Nhưng đau xót nhất là nhìn thấy những nạn nhân phải phơi nhiễm từ những kẻ nhẫn tâm.
“Không phải ai phơi nhiễm cũng thành công. Có nhiều người đã chết trong đau đớn, mà nói đúng hơn là chết tức tưởi khi đang bước vào tuổi thanh xuân” - BS Thới nói.
Lật lại bệnh án cuối năm 2016, BS Thới chia sẻ ông chứng kiến khá nhiều sự ra đi vì không thể chống chọi với phơi nhiễm HIV. Lý do không phải vì thuốc quá nặng mà do một phần thể trạng bệnh nhân yếu, thêm vào đó là bệnh nền bị ảnh hưởng nặng từ thuốc phơi nhiễm.
BS Thới ngậm ngùi kể: “Tôi vẫn nhớ ánh mắt khát khao sống của KL, cô gái mới 24 tuổi. Đáng ra tuổi đời của em sẽ còn dài nếu không may bị những kẻ lạ dùng kim tiêm chích vào ngực trong khi đi làm về. L. có nền bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu. Ở BV Bệnh nhiệt đới phơi nhiễm vài hôm, L. phải chuyển sang BV quận Thủ Đức điều trị biến chứng và nhiều bệnh liên quan. Sau khi điều trị viêm màng bồ đào (một bệnh lý về mắt) và viêm dạ dày đã đỡ thì bệnh nhân đột ngột bị xuất huyết não, tràn khí màng phổi, không loại trừ lao phổi. Chống chọi với bệnh được gần một tháng thì cô gái trụ cột của gia đình đã chết tức tưởi”.
“Tôi thấy mình là con vật điên loạn”
Câu chuyện của nữ sinh LGH (19 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) bị rạch đùi mới đây khiến người nghe vẫn còn bàng hoàng. H. kể buổi tối hôm đó đang về trên đường Lê Quang Định (quận Bình Thạnh) thì bất ngờ một xe máy chở ba thanh niên chạy áp sát giở trò sàm sỡ. Một thanh niên trong nhóm dùng vật sắc rạch vào đùi và tay H. Vì sợ hung khí của kẻ biến thái dính HIV nên sáng hôm sau em cùng cha đến Viện Pasteur TP.HCM để xét nghiệm máu và mua thuốc phơi nhiễm HIV.
“Những ngày uống thuốc phơi nhiễm, tôi thấy đầu nặng, thường xuyên chóng mặt và bị ảo giác. Có hôm tôi hôn mê, gần như muốn bất tỉnh. Lúc nào tôi cũng tự an ủi mình phải chiến đấu, chỉ mong qua khỏi, khỏe lại để còn đi học” - H. chia sẻ.
Cùng cảnh ngộ với H. là câu chuyện của một cô gái khác cũng còn đang tuổi ăn học. BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM chiều 2-3, cô gái 20 tuổi ĐHHK không thể chịu nổi tự phơi nhiễm ở nhà, phải vào BV nhờ các bác sĩ trợ giúp.
“Tôi quan hệ tình dục, không may bao cao su bị rách, lúc đó người kia mới thú nhận bị HIV. Tôi hoảng loạn, đến BV hỏi bác sĩ ngay sáng hôm sau. Giờ phải phơi nhiễm và đây là ngày thứ sáu tôi dùng thuốc. Tôi thấy mình không phải con người mà là một con vật điên loạn gì đó. Ngày đầu tiên, tôi mất kiểm soát, mẹ phải cột tôi vào cạnh tủ cho đến lúc thiếp đi vì mệt mỏi. Tôi sợ mình không thể tiếp tục cho đủ 28 ngày điều trị nên muốn vào BV để bác sĩ giúp đỡ chứ không sẽ bỏ cuộc mất” - K. đau khổ nói.
Trai tráng còn không chịu nổi điều trị
Nói về những ngày phơi nhiễm HIV, NTT, nam thanh niên 29 tuổi, đã phải thừa nhận: “Phơi nhiễm khủng khiếp lắm!”.
Anh TT là PV của một tờ báo tại TP.HCM. Trưa tháng 12-2016, với vẻ mặt hớt hải, mồ hôi lấm tấm, anh chạy về cơ quan trình bày với lãnh đạo xin tờ giấy xác nhận sang BV Bệnh nhiệt đới để phơi nhiễm HIV. T. kể trong quá trình tác nghiệp loạt bài điều tra về ma túy, anh không may bị mảnh chai nghi của dân chơi xước vào tay chảy máu.
“Chiều đó tôi đến BV làm thủ tục, trình bày với bác sĩ thì được cho ARV về điều trị phơi nhiễm. Đêm đầu tiên uống ARV, tôi sảng hồn như thằng ngáo đá. Tiếp theo mấy ngày đó tôi mệt lừ, luôn rơi vào cảm giác chóng mặt, nhức đầu, chỉ có thể nằm nhà li bì. Mình là thanh niên trai tráng, phơi nhiễm đã thấy đuối như thế này thì con gái, con nít chắc chịu không nổi đâu” - T. cảm thán.
Gần một tháng dài chống chọi với phơi nhiễm cũng qua, T. trở lại cuộc sống bình thường. Thế nhưng mỗi lần nhắc lại anh vẫn còn rùng mình.
Những cái chết đau đớn
ThS-BS Hồ Ngọc Thới, BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM, cho biết BV này tiếp nhận khá nhiều trường hợp phơi nhiễm HIV thuộc đủ mọi lứa tuổi. Có người bất cẩn trong quan hệ tình dục, người bất cẩn trong nghề nghiệp, nghiệp vụ... Nhưng đau xót nhất là nhìn thấy những nạn nhân phải phơi nhiễm từ những kẻ nhẫn tâm.
“Không phải ai phơi nhiễm cũng thành công. Có nhiều người đã chết trong đau đớn, mà nói đúng hơn là chết tức tưởi khi đang bước vào tuổi thanh xuân” - BS Thới nói.
Lật lại bệnh án cuối năm 2016, BS Thới chia sẻ ông chứng kiến khá nhiều sự ra đi vì không thể chống chọi với phơi nhiễm HIV. Lý do không phải vì thuốc quá nặng mà do một phần thể trạng bệnh nhân yếu, thêm vào đó là bệnh nền bị ảnh hưởng nặng từ thuốc phơi nhiễm.
BS Thới ngậm ngùi kể: “Tôi vẫn nhớ ánh mắt khát khao sống của KL, cô gái mới 24 tuổi. Đáng ra tuổi đời của em sẽ còn dài nếu không may bị những kẻ lạ dùng kim tiêm chích vào ngực trong khi đi làm về. L. có nền bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu. Ở BV Bệnh nhiệt đới phơi nhiễm vài hôm, L. phải chuyển sang BV quận Thủ Đức điều trị biến chứng và nhiều bệnh liên quan. Sau khi điều trị viêm màng bồ đào (một bệnh lý về mắt) và viêm dạ dày đã đỡ thì bệnh nhân đột ngột bị xuất huyết não, tràn khí màng phổi, không loại trừ lao phổi. Chống chọi với bệnh được gần một tháng thì cô gái trụ cột của gia đình đã chết tức tưởi”.
Cách duy nhất để chống lại tử thần HIV Nói đến phơi nhiễm tuy đáng sợ nhưng đó là cách duy nhất an toàn để không đối diện với HIV. Một người vì lý do nào đó có tiếp xúc với máu, dịch tiết của bệnh nhân nhiễm HIV… thì có thể được coi là bị phơi nhiễm HIV. Khi bị kim đâm vào tay, hay máu văng vào mắt, điều đầu tiên cần phải làm ngay là nặn bỏ máu ở nơi bị kim đâm hoặc rửa thật sạch máu bắn vào. Tiếp theo cần mua ngay thuốc điều trị dự phòng để uống (luôn có cơ số thuốc điều trị dự phòng cho người bị phơi nhiễm ở các trung tâm y tế dự phòng…). Sau đó người bệnh cần đến BV Bệnh nhiệt đới làm một số xét nghiệm cần thiết. TS-BS NGUYỄN VĂN VĨNH CHÂU, ______________________________Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM Thuốc phơi nhiễm do nước ta sản xuất khoảng 1,2 triệu đồng, thuốc ngoại khoảng 4,5 triệu đồng. Nếu người bị phơi nhiễm là cán bộ y tế, công an, thanh niên xung phong ở các trường trại cai nghiện thì sẽ được cấp thuốc điều trị miễn phí. |
Tác giả bài viết: Hà Phượng
Nguồn tin: