Derinkuyu, Thổ Nhĩ Kỳ
Bên dưới thị trấn nhỏ Derinkuyu thuộc vùng ngoại ô Nevsehir, cách Istanbul 750 km về phía đông nam là một thành phố trong lòng đất. Đây còn là nơi có hệ thống hang động nhân tạo dưới đất lớn nhất thế giới. Được xây dựng giữa thế kỉ thứ 7 và 8, cách mặt đất 60 đến 85 m, kỳ quan của một trong các vương quốc Tiểu Á cổ đại này có đầy đủ nhà ở, trường học và nhà thờ.
Nan Madol, Liên bang Micronesia
Được xây dựng từ những năm 1200, thành phố trên biển huyền bí mang tên Nan Madol tại Micronesia có một vẻ đẹp cổ đại đầy mê hoặc. Thành phố là tập hợp của những đảo đá bazan nhân tạo, chia cách bởi hệ thống kênh rạch. Nằm tại Pohnpeu, cách Philippines hơn 3.600 km về phía đông, Nan Madol như một kỳ quan cổ bị cô lập giữa Thái Bình Dương rộng lớn.
Baalbek, Lebanon
Nằm ở phía đông của thung lũng Beqaa thuộc Lebanon, khu di tích cổ Baalbek hình thành cách đây 9000 năm. Baalbek mang trên mình màu sắc kiến trúc của nền văn minh cổ Phoenicia, Hy Lạp, La Mã và được sử dụng để thờ phụng thần linh. Trong khu di tích cổ này, nổi bật nhất là ngôi đền Bacchus, được đánh giá là to hơn đền Parthenon thờ nữ thần Athena tại Hy Lạp.
Newgrange, hạt Meath, Ireland
Giữa đồng bằng màu xanh lục bảo của hạt Meath thuộc Ireland, mái vòm đá Newgrange hiện ra như một kỳ quan đến từ ngoài trái đất. Newgrange được xây dựng từ hơn 5.000 năm trước, vào khoảng năm 3200 thuộc thời kỳ đồ đá, và là một địa điểm quan trọng của văn hóa dân gian Ireland. Kỳ quan này gồm một lớp mái vòm cỏ phủ trên kiến trúc đá cự thạch, được dùng để xác định thời gian trong ngày.
Hang Ellora, Maharashtra, Ấn Độ
Nằm cách Aurangabad – một thành phố của Ấn Độ 30 km về phía tây bắc, 34 hang động Ellora được đánh giá là đỉnh cao về kiến trúc đá cắt. Những hang động này đều được chạm khắc trên mặt đá của đồi C-haranandri vào giữa thế kỷ 6 và 9.
Tác giả bài viết: Vân Giang (theo BBC)