|
Nói đến Huế là nhớ đến sông Hương, núi Ngự. Nơi này rất đẹp trong buổi hoàng hôn.
|
Buổi sáng sớm ngắm nhìn Lầu Ngũ Phụng từ trên cao xuống, người dân cố đô tập trung ở quảng trường để tập thể dục.
|
Phía Nam thành phố Huế nhìn từ tòa nhà cao nhất với 160 m, gồm 39 tầng tại ngã 6 trung tâm thuộc đường Hùng Vương.
|
|
|
Khu vực Kỳ Đài và Hoàng thành Huế. Kỳ Đài được xây dựng vào năm Gia Long thứ sáu (1807) cùng thời gian xây dựng kinh thành. Đến thời Minh Mạng, Kỳ Đài được tu sửa vào các năm 1829, 1831 và 1840. Hoàng Thành được xây dựng năm 1804 nhưng mãi đến năm 1833 đời vua Minh Mạng mới hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống cung điện với khoảng 147 công trình. Hoàng Thành có mặt bằng gần vuông, mỗi bề khoảng 600 m, cao 4 m, dày 1 m, xung quanh có hào bảo vệ, có 4 cửa để ra vào.
|
Toàn cảnh 2 bờ sông Hương. Sông chảy quanh các chân núi, xuyên qua các cánh rừng rậm của hệ thực vật nhiệt đới và chảy chậm qua các làng mạc như Kim Long, Nguyệt Biều, Vỹ Dạ, Đông Ba, Gia Hội, chợ Dinh, Nam Phổ, Bao Vinh. Tới đây, du khách được đi thuyền dọc theo dòng sông ngắm cảnh và xem các tiết mục nghệ thuật đậm chất văn hóa Huế.
|
Hào sâu và các công thành để vào thành Nội.
|
Đường Hà Nội dài 820 m, nằm trên trục lộ 1A đoạn qua Huế, thuộc địa bàn phường Vĩnh Ninh, phía nam sông Hương. Khởi đầu từ đường Lê Lợi (điểm tiếp giáp cầu Phú Xuân), tuyến đường này chạy qua ngã 6 giao nhau với các đường Lý Thường Kiệt, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Tri Phương, Ngô Quyền đến ngã 6 Hùng Vương.
|
Cồn Hến nhìn từ trên cao. Đây là cồn nhỏ được phù sa bồi lấp ở giữa sông Hương, phía bên trái Kinh thành Huế. Cồn chia sông Hương chảy qua đoạn này thành hai nhánh. Nhánh phía đông chảy qua phường Vỹ Dạ. Nhánh phía tây chảy qua các phường Phú Cát, Phú Hiệp. Thời xưa, hai khe nước giữa cồn được phù sa sông Hương bồi đắp nên cạn dần, nên có thời cồn Hến được gọi là "xứ cồn cạn".
|
Cầu Phú Xuân và cầu Trường Tiền nhìn từ công trình cao nhất thành phố.
|
Bờ nam thành phố là nơi tập trung nhiều công trình nhà cao tầng với kiến trúc mới, trái ngược với bờ bắc của sông Hương là nơi tập trung các di tích cổ.
|
Hai ngôi trường cổ Quốc Học Huế và Đồng Khánh với những hàng cây xanh mát. Trường Quốc Học được thành lập năm 1896 theo chỉ thị của vua Thành Thái với tên là “Pháp tự Quốc học Trường môn”, rồi lần lượt mang tên École Primaire Supérieure, Khải Định, Ngô Đình Diệm và trở về với tên gốc từ năm 1956. Trường Hai Bà Trưng được thành lập năm 1917. Lễ đặt viên đá đầu tiên có sự tham dự của vua Khải Định. Ban đầu, trường mang tên Đồng Khánh, là trường nữ sinh đầu tiên dành cho nữ sinh cả 13 tỉnh Trung Kỳ trong thời điểm bấy giờ. Sau khi đất nước thống nhất, trường có tên là trường cấp III Trưng Trắc. Năm 1981, trường đổi tên thành trường THPT Hai Bà Trưng và tên gọi này được sử dụng cho tới ngày nay.
|
Khung cảnh thơ mộng Huế nhìn từ trên cao. Để đến với vùng đất cố đô, hiện nay có rất nhiều phương tiện di chuyển. Nếu ở Hà Nội, TP.HCM, bạn cũng có thể chọn đi bằng máy bay để tiết kiệm thời gian và chi phí với các đường bay thẳng từ sân bay Nội Bài, sân bay Tân Sơn Nhất với Vietjet Air.
|
|
|
|
Cầu Trường Tiền (còn được gọi là Cầu Tràng Tiền) dài 402,60 m, gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược, khẩu độ mỗi nhịp 67 m. Khổ cầu 6 m được thiết kế theo kiến trúc Gothic, bắc qua sông Hương. Đầu cầu phía bắc thuộc phường Phú Hòa, đầu cầu phía nam thuộc phường Phú Hội, ngay giữa thành phố Huế.
|
Ga Huế tọa lạc tại phường Đúc, được người Pháp xây năm 1908 (tên cũ là ga Trường Súng). Ga Huế cách có khoảng cách 66 km đối với ga Đông Hà, 166 km tới Đồng Hới và 100 km về phía nam với ga Đà Nẵng.
|
|
Chùa Thiên Mụ là một trong những thắng cảnh đẹp được nhắc đến nhiều nhất tại Huế. Chùa này không chỉ đi vào những bài thơ lãng mạn của xứ mộng mơ mà còn trong cả câu ca. Ngoài ra, chùa Thiên Mụ cũng khá linh thiêng, thu hút đông đảo du khách mỗi ngày.
|
|
|
Cầu Dã Viên bắc qua cồn Dã Viên, là một cồn nhỏ sa bồi, có hình thoi dài, nằm ở đoạn trung lưu sông Hương, phía tây nam Kinh thành Huế.
|
Rú Chá (làng Thuận Hòa, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế) là khu rừng ngập mặn nguyên sinh duy nhất còn lại trên phá Tam Giang.
Tác giả: Lê Huy Hoàng Hải
Nguồn tin: zing.vn