Không dùng điện thoại
Không sử dụng điện thoại di động (kể cả nghe, gọi, nhắn tin, hay thậm chí mở ra để... xem giờ). Điện thoại di động có thể biến thành mồi lửa và gây ra những vụ cháy nổ không thể lường trước. Nếu có thể thì nên tắt điện thoại trước khi bước vào trạm xăng. Tất nhiên không phải hễ cứ cầm điện thoại bước vô trạm xăng là... bén lửa hay cháy nổ, nhưng cẩn thận vẫn hơn.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, trong tất cả điện thoại đều có chế độ rung. Chế độ rung này sử dụng 1 động cơ điện 1 chiều có chổi than, tuy rất nhỏ nhưng có thể phát ra tia lửa, trong trường hợp môi trường có nồng độ xăng cao thì đó chính là “ngòi nổ”.
Không hút thuốc
Biển hiệu “Cấm hút thuốc” ở các trạm xăng chẳng bao giờ là thừa. Tuy nhiên, nhiều người hay nhiều hành khách đi xe khách cứ hễ xe vào trạm xăng tiếp nhiên liệu là lại châm thuốc hút. Dù họ đã đi hẳn ra phía ngoài nhưng điều đó vẫn vô cùng nguy hiểm.
Hơi xăng (nếu bị rò rỉ) có thể làm bùng lên ngọn lửa và gây cháy nổ.
Không tạo nguồn tích điện
Tính dễ bốc hơi của xăng chính là môi trường tiềm ẩn để nguồn điện tích có thể phát hỏa trong khoảng cách tiếp xúc đủ gần. Đồ dùng mang điện tích có mặt ở xung quanh bạn, khi rê chân trên thảm trải sàn hay thay quần áo trong mùa khô đều có tia điện phát ra. Hiện tượng nảy sinh khi 2 vật mang điện tích trái chiều ma sát vào nhau. Tuy không có hại trực tiếp đến cơ thể, song điện tích xuất hiện tại nơi bơm xăng có thể gây ra cả tấn thảm kịch.
Vì thế, nên hạn chế tạo nguồn tích điện khi có mặt tại trạm xăng bằng cách tránh tạo ma sát, không cho trẻ em nghịch các vật tạo ra tia lửa điện.
Không nổ máy
Không nổ máy xe khi đang đổ xăng. Cách tốt nhất là khi vừa bước vào trạm xăng là tắt máy ngay. Với xe máy, đổ xăng xong dắt xe ra đến khoảng 5 mét rồi mới nổ máy chạy.
Không sử dụng điện thoại di động (kể cả nghe, gọi, nhắn tin, hay thậm chí mở ra để... xem giờ). Điện thoại di động có thể biến thành mồi lửa và gây ra những vụ cháy nổ không thể lường trước. Nếu có thể thì nên tắt điện thoại trước khi bước vào trạm xăng. Tất nhiên không phải hễ cứ cầm điện thoại bước vô trạm xăng là... bén lửa hay cháy nổ, nhưng cẩn thận vẫn hơn.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, trong tất cả điện thoại đều có chế độ rung. Chế độ rung này sử dụng 1 động cơ điện 1 chiều có chổi than, tuy rất nhỏ nhưng có thể phát ra tia lửa, trong trường hợp môi trường có nồng độ xăng cao thì đó chính là “ngòi nổ”.
Không hút thuốc
Biển hiệu “Cấm hút thuốc” ở các trạm xăng chẳng bao giờ là thừa. Tuy nhiên, nhiều người hay nhiều hành khách đi xe khách cứ hễ xe vào trạm xăng tiếp nhiên liệu là lại châm thuốc hút. Dù họ đã đi hẳn ra phía ngoài nhưng điều đó vẫn vô cùng nguy hiểm.
Hơi xăng (nếu bị rò rỉ) có thể làm bùng lên ngọn lửa và gây cháy nổ.
Không tạo nguồn tích điện
Tính dễ bốc hơi của xăng chính là môi trường tiềm ẩn để nguồn điện tích có thể phát hỏa trong khoảng cách tiếp xúc đủ gần. Đồ dùng mang điện tích có mặt ở xung quanh bạn, khi rê chân trên thảm trải sàn hay thay quần áo trong mùa khô đều có tia điện phát ra. Hiện tượng nảy sinh khi 2 vật mang điện tích trái chiều ma sát vào nhau. Tuy không có hại trực tiếp đến cơ thể, song điện tích xuất hiện tại nơi bơm xăng có thể gây ra cả tấn thảm kịch.
Vì thế, nên hạn chế tạo nguồn tích điện khi có mặt tại trạm xăng bằng cách tránh tạo ma sát, không cho trẻ em nghịch các vật tạo ra tia lửa điện.
Không nổ máy
Không nổ máy xe khi đang đổ xăng. Cách tốt nhất là khi vừa bước vào trạm xăng là tắt máy ngay. Với xe máy, đổ xăng xong dắt xe ra đến khoảng 5 mét rồi mới nổ máy chạy.
Tác giả bài viết: Anh Đức