Thận có vai trò quan trọng trong việc lọc máu, giúp cân bằng điện giải, điều hòa áp suất thẩm thấu, chuyển hóa trong cơ thể. Đây được coi là cửa ngõ đào thải chất độc ra ngoài cơ thể.
Một khi thận suy yếu, khả năng thanh lọc và đào thải kém, thì chất độc tích tụ trong người gây rối loạn điện giải, rối loạn toàn bộ hoạt động của các cơ quan tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp, ... thậm chí đe dọa sự sống của cơ thể.
Việc phát hiện sớm những dấu hiệu suy yếu của thận cũng là một cách tích cực giúp tránh những nguy cơ suy thận gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Cơ thể bị phù
Chất lỏng tích tụ trong cơ thể gây phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt và tay
Thận bị hỏng không loại bỏ được chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt và tay.
Chế độ ăn không hợp lý khiến cơ thể, đặc biệt là thận, tích tụ nhiều độc tố gây ra các hiện tượng trên. Thanh lọc cơ thể sẽ khiến cho bạn loại bỏ những độc tố đó.
Thay đổi thói quen đi tiểu
Những thay đổi như tiểu nhiều vào đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn/ít hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt/màu tối, nước tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn…có thể là những dấu hiệu cảnh báo “chớm” bệnh thận.
Tăng huyết áp
Khi bị tổn thương, thận không thể kiểm soát và đảm bảo huyết áp ở mức ổn định. Khi huyết áp không ổn định, áp lực dòng chảy của máu trong thành mạch cũng bất ổn theo. Áp lực máu lớn sẽ hủy hoại các thành mạch trong cơ thể trong đó có cả thận. Chức năng của thận do đó càng ngày càng suy giảm.
Buồn nôn
Sự tích tụ quá nhiều của các chất thải trong máu (chứng urê huyết) cũng có thể gây nên tình trạng buồn nôn.
Người có nguy cơ mắc bệnh không thể chủ quan mà cần tìm nguyên nhân để điều trị
Để giảm thiểu nguy cơ suy thận, những người có nguy cơ mắc bệnh cao không thể chủ quan mà cần tìm nguyên nhân để điều trị.
Cần uống đủ nước mỗi ngày; thực hiện chế độ ăn hợp lý và cân bằng để tránh bị tăng trọng lượng và bị thừa cholesterol; hạn chế dùng muối, một yếu tố thúc đẩy tăng huyết áp; không hút thuốc lá vì hút thuốc làm bệnh thận tiến triển nhanh hơn; tập thể dục thể thao mỗi ngày; không dùng thuốc khi không có hướng dẫn của thầy thuốc vì một số thuốc có hại cho thận.
Không lạm dụng thuốc nhuận tràng và thuốc lợi tiểu; khi thận bị suy, tùy theo mức độ suy thận, người bệnh cần ăn nhạt, kiêng mỡ, giảm chất đạm; dùng thuốc chống tăng huyết áp, chống thiếu máu, theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Tác giả bài viết: Thúy Nga
Nguồn tin: