Viện Khoa học lượng tử và Khoa học Chiếu xạ & công nghệ Quốc gia sẽ lắp đặt chiếc siêu máy tính này tại viện Nghiên cứu Năng lượng Rokkasho, một trong những trung tâm nghiên cứu hạt nhân lớn của họ. Chiếc siêu máy tính chưa được đặt tên này cũng sẽ được sử dụng cho các thí nghiệm khoa học nhiệt hạch hạt nhân địa phương, đóng vai trò trong việc hỗ trợ ITER, một dự án hợp nhất đa quốc gia khổng lồ do EU đứng đầu và đang hoàn thành.
Dự án lò phản ứng nhiệt hạch ITER ở miền Đông Nam nước Pháp. |
Hơn 1.000 nhà nghiên cứu từ Nhật Bản và các nước khác sẽ có thể sử dụng hệ thống này, chủ yếu là để tính toán vật lý plasma và tính toán năng lượng nhiệt hạch.
Nhật Bản đã ngừng hoạt động hệ thống siêu máy tính trước đây cũ hơn, được gọi là Helios, xếp hạng 15 siêu máy tính mạnh nhất năm 2012. Hiện tại, siêu máy tính XC50 mạnh nhất trên thế giới là Piz Daint ở Thụy Sỹ, theo xếp hạng vào tháng 11 năm ngoái.
|
Lò phản ứng plasma đầu tiên của ITER được dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2035 và sẽ tốn hàng tỷ USD đầu tư. Mặc dù còn một khoảng thời gian khá xa nhưng những người ủng hộ cho rằng, nó sẽ cung cấp được nhu cầu năng lượng của thế giới trong một nghìn năm và không có những tác dụng phụ về biến đổi khí hậu giống như sử dụng nhiên liệu hóa thạch hoặc đe dọa phóng xạ từ sự phân hạch hạt nhân.
Mỹ cũng đã đầu tư rất nhiều cho cuộc chạy đua siêu máy tính với tổng cộng 258 triệu USD trong năm qua để tài trợ cho các công ty bao gồm Cray, AMD, Inter, Nvidia và các hãng khác để xây dựng các siêu máy tính có thể thực hiện một tỷ phép tính mỗi giây.
Tác giả: Anh Nguyễn
Nguồn tin: Báo Người đưa tin