Trong nước

Nhân viên trạm BOT Mỹ Lộc – Nam Định ‘nuốt vé' công khai

Cũng giống như những lần trước, lần này, tôi và anh bạn đồng hành cùng ngồi trên chiếc xe KIA đi qua trạm thu phí, vẫn là những gương mặt quen thuộc ấy “đưa tay ra thu tiền” nhưng không trả lại vé.

>> Chấn động:Gian lận phí ở trạm Mỹ Lộc, nhân viên bỏ túi hàng chục tỷ?
Đi từ BigC Nam Định lên hướng TP.Phủ Lý (Hà Nam) xe của chúng tôi vừa tới trạm, theo thói quen cũ không cần quan sát trên xe có ai, anh nhân viên thu phí giơ tay ra thu tiền rồi quay mặt lại về phía trước, công việc thu phí chỉ diễn ra nhanh gọn trong tích tắc, vài giây đồng hồ trôi qua, như đã được lập trình sẵn.

Clip: Gian lân thu phí BOT trạm Mỹ Lộc - Nam Định

Lần này, anh bạn quyết tâm đòi lại vé liền hỏi: “Xe em không cần vé hả anh?”. Anh nhân viên đưa vội ánh mắt về phía chúng tôi, rồi quay mặt lại về trước mặc cho chúng tôi tự đi qua, để tiếp tục thu phí những chiếc xe khác đi phía sau chúng tôi.

gian lan thu phi
Nhân viên trạm thu phí Mỹ Lộc - Nam Định đưa tay ra thu tiền. Ảnh: Thế Anh

Ấm ức với thái độ phục vụ của nhân viên thu phí, xe qua trạm khoảng 1km, tôi và anh bạn tiếp tục đánh xe quay đầu lại để… “xem cho rõ thái độ” của nhân viên thu vé. Lần này, vẫn là nữ nhân viên “nuốt vé” khi xe chúng tôi đi qua những lần trước, chị cười nhẹ nhàng rồi đưa tay ra “ăn vé” với số tiền 35 nghìn đồng một cách dễ dàng và trắng trợn.

Trước những hành động ăn vé trắng trợn như vậy, tôi đặt ra câu hỏi thắc mắc với anh bạn tôi: “Nhân viên thu phí ở trạm “ăn vé” như vậy thì cánh tài xế xe tải, xe container,… chở hàng thuê lấy đâu ra vé để báo cáo với Công ty, cứ như này tài xế phải bù lỗ à?".

Anh bạn tôi cười khúc khích rồi nói: “Chịu khó thêm một thời gian nữa ông bạn sẽ phát hiện ra nhiều bí mật. Trạm thu phí không những ăn vé mà gần khu vực này, đoạn chỗ cây xăng gần siêu thị Trần Anh còn có một đội ngũ cò xe, cò vé chuyên nghiệp lắm. Nhưng không phải ai cũng có thể giao dịch được với cò vé đâu”.

gian lan thu phi 1
Trạm thu phí BOT Mỹ Lộc - Nam Định. Ảnh: Thế Anh

Thấy vậy, tôi đề nghị anh bạn cho tôi về khu vực cây xăng gần siêu thị Trần Anh, quả nhiên mọi hoạt động diễn ra công khai và sôi nổi như những gì bạn tôi tiết lộ. Khi thấy xe của chúng tôi đỗ vào quán nước cạnh cây xăng, ngay lập tức có đến 2 thanh niên trẻ tuổi đi trên 2 chiếc xe máy Wave tạt vào đầu xe của chúng tôi nhanh miệng hỏi: “Các anh là taxi Grab à, có lấy khách không? Ở đây còn 3 khách”.

Tôi liền đáp: “Không em đến để mua vé”. Người thanh niên nhìn chúng tôi một lát rồi đáp: “Ai giới thiệu chú đến đây, không có vé đâu nhé”, người này phóng vội xe đi chỗ khác.

Anh bạn tôi quay sang gay gắt: “Sao mày ngu vậy, mua vé không dễ dàng như vậy đâu, phải có pass… của người quen mới mua được, chỉ có cánh xe tải mới có thể mua được, thôi để chuyến sau tao móc nối với mối quen rồi đưa mày đi”.

Hoạt động “gian lận phí” bằng cách không trả vé cho tài xế diễn ra công khai của nhân viên trạm BOT Mỹ Lộc có từ lâu nhưng không hề bị một cơ quan quản lý nào phát hiện và xử lý. Đem điều này trao đổi với chuyên gia am hiểu về cách tính hoàn vốn, tư vấn chạy số liệu của các dự án BOT, tôi được biết một nghi vấn đã thành hiện thực ở các trạm thu phí BOT: Việc gian lận này có tổ chức theo hệ thống, có thể việc gian lận phí này để giúp cho đơn vị quản lý tuyến đường báo cáo tài chính “kêu lỗ” để tăng phí, hoặc kéo dài thời gian hoàn vốn thu lợi nhuận gây “thất thoát” nhiều tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước.

Còn nữa…

Tác giả bài viết: Thế Anh - Công Đức

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok