|
Theo tạp chí Lonely Planet, đảo Spike thuộc thành phố Cork, Cộng hoà Ireland đã vượt qua tháp Eiffel (Pháp), cung điện Buckingham (Anh), đấu trường La Mã Colosseum (Rome) giành giải cao nhất tại giải Du lịch Thế giới World Travel Awards danh giá ở St Petersburg, Nga cuối năm 2017. Ảnh: CNN.
|
Nnững pháo đài hình ngôi sao ấn tượng trên đảo Spike từng là nhà tù khét tiếng trong lịch sử Cộng hoà Ireland. Đảo tù mở cửa đón du khách tham quan từ tháng 6/2016, sau khi hoàn thiện quá trình nâng cấp, đại tu trị giá 5,5 triệu Euro. Ảnh: Guardian.
|
|
Ngày nay, du khách có thể trải nghiệm các tour du lịch đến đảo cô lập giữa biển này bằng thuyền từ thị trấn Cobh. Ngoài dịch vụ du lịch và cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, khách quốc tế đặc biệt ấn tượng với những pháo đài, phòng giam nơi trưng bày các khối hình phạt của tù nhân, hay triễn lãm về cuộc bạo loạn khét tiếng diễn ra trong nhà tù năm 1985. Ảnh: CNN.
|
Các phóng viên tờ The Guardian (Anh) đến thăm đảo tù này vào một ngày lạnh lẽo, đón ánh mặt trời buổi chiều tà đổ bóng mềm mại. Điều gây ấn tượng cho người tham quan trên đảo Spike có lẽ là những khẩu pháo bí mật ở cuối các đường hầm, khu vực diễu hành hùng vĩ giữa sân trung tâm. Họ tham quan và lắng nghe về thực tế tối tăm của những pháo đài kiên cố. Ảnh: Guardian.
|
Từ những con đường mòn đi bộ dẫn đến các pháo đài xung quanh đạo đều đem đến khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ với tầm nhìn ngoạn mục cho du khách. Cảng Cork là một trong những bến cảng tự nhiên lớn nhất trên thế giới. Đứng từ thị trấn di sản Cobh có thể nhìn thấy đảo Spike cách đó không xa. Ảnh: Lonely Planet.
|
Hướng dẫn viên John Flynn chia sẻ: “Chúng tôi đang cố gắng mang đến cho du khách những trại nghiệm phong phú nhất có thể tại đảo Spike. Nơi đây như một “gã khổng lồ đang ngủ” với bề dày lịch sử khắc nghiệt diễn ra trên đảo. Bây giờ, nhà tù được mệnh danh Alcatraz của Ireland đã thức tỉnh, sẵn sàng phục vụ du khách quốc tế rồi”. Ảnh: Lonely Planet.
|
Hướng dẫn viên kể cho họ nghe về thực tế khắc nghiệt của tội phạm bị giam giữ nơi đây. Tình trạng tù nhân bị nhồi nhét trong những xà lim chật hẹp, chế độ ăn uống nghèo nàn dẫn đến suy dinh dưỡng kéo theo các căn bệnh gây tử vong và cả bệnh tâm thần. Ảnh: CNN.
|
Tư liệu ghi chép ban đầu cho rằng từ thế kỷ thứ 6, trên đảo Spike từng tồn tại một khu định cư tu viện sau đó phát triển thành căn cứ quân sự trong thế kỷ 18. Sau đó, hòn đảo biệt lập giữa biển trở thành nơi giam giữ, luân chuyển tù nhân trước khi chuyển những tội phạm này đến Anh, Australia xét xử. Ảnh: CNN.
|
Bất cứ du khách nào đặt chân đến đảo Spike đều khó hình dung được hòn đảo đẹp như tranh vẽ ngoài khơi biển Ireland từng là một trong những quần thể nhà tù lớn nhất thế giới. Trong những năm đầu hoạt động của nhà tù, gần như hàng ngày đều có phạm nhân tử vong tại đây vì không chịu được chế độ ăn uống không đầy đủ và lao động quá sức. Ảnh: CNN.
|
Giáo sư O’Donnabhain (Đại học College Cork) cho biết: “Mỗi phòng ngủ nhỏ tập thể là nơi giam giữ 40 tù nhân và không ai có thể thoát được khối hình phạt tương ứng với tội danh của họ. Tội phạm bị xích nặng từ cổ tay đến mắt cá chân đến mức cơ thể họ bị tàn phá nghiêm trọng. Chế độ lao động cưỡng bức và điều kiện sống nghèo nàn của nhà tù chính là những gì người đời mô tả nơi đây là địa ngục trần gian”. Ảnh: CNN.
|
Suốt thế kỷ 18 và 19, nhà tù trên đảo Spike diễn ra nhiều hoạt động gia tăng quân sự trước nạn đói khoai tây Ireland kinh hoàng trong lịch sử nhân loại những năm 1840. Đến năm 1853, số lượng tù nhân trên đảo tăng lên 2.500 khiến nơi này trở thành nhà tù lớn nhất Đế quốc Anh thời điểm đó. Ảnh: Lonely Planet.
|
Nhiều hồ sơ lưu lại chỉ ra rằng đến năm 1860, có tới 1.000 tù nhân được chôn cất tại một trong hai nghĩa trang lớn trên hòn đảo. Chỉ sau năm 1860, số phạm nhân tử vong mới giảm đi còn khoảng mỗi người một tháng. Ảnh: CNN.
|
Gần một thập kỷ sau khi nhà tù đóng cửa, giáo sư O’Donnabhain đến đây nghiên cứu và khai quật nhiều bức tranh hiện đại được vẽ nguệch ngoạc bởi các tù nhân lưu trú tại đây thế kỷ 20. Những gì họ ghi lại trên các vách tường là biệt danh, câu nói và quê hương của mình. Xuất phát điểm những nơi họ đến đều từ các địa phương nghèo, chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội. Ảnh: West Cork Times.
Tác giả: Phương Hà
Nguồn tin: zing.vn