“Dù xã hội và nhà nước còn nhiều thiếu sót với nhà giáo thì việc những người làm nghề có trách nhiệm ngồi lại với nhau có thể giúp mang lại những thay đổi sâu sắc cho bức tranh nghề giáo”.
Ông Giản Tư Trung cũng đề xuất, nên có “chứng chỉ hành nghề và đạt chuẩn mực chuyên nghiệp” cho nhà giáo.
Ông Trung dẫn chứng, nhìn ra thế giới những người làm giáo dục Mỹ đã chuyên nghiệp hoá hoạt động của người thầy bằng “Bộ quy chuẩn giảng dạy chuyên nghiệp” do uỷ ban quốc gia và hiệp hội nhà giáo ban hành. Bộ quy chuẩn được xem là một sự sáng tạo chung của giáo dục Mỹ, dựa trên sự sáng tạo chung này, mỗi nhà giáo sẽ có thêm những sáng tạo riêng trong quá trình hành nghề.
Nhìn sang các nghề khác, những người làm nghề kiểm toán đã theo đuổi mục tiêu đạt “chứng chỉ hành nghề” của quốc gia và quốc tế. Còn những người làm nghề y, nghề luật cũng bắt đầu kết nối mình với những hội nghề nghiệp có uy tín…
“Rất nhiều người làm giáo dục giật mình với câu hỏi của phụ huynh nước ngoài khi muốn cho con học tại Việt Nam rằng “Ở trường bạn có bao nhiêu giáo viên có chứng chỉ hành nghề và đạt chuẩn mực chuyên nghiệp”. – ông Trung kể.
Đặt ra chuẩn mực cũng là cách để bảo vệ uy tín, hình ảnh của những người làm nghề giáo trong xã hội, khiến cho tiếng nói của nhà giáo ( do tổ chức này đại diện) đối với chính quyền, cộng đồng sẽ mạnh mẽ hơn. Đây cũng là cách những người thầy có khả năng đua tranh mạnh mẽ cùng đồng nghiệp trên thế giới, tạo ra những người trò tự do, và sống một cách đàng hoàng và làm việc thành công.
Tác giả bài viết: Lê Huyền
Nguồn tin: