Các nhà nghiên cứu phân tích dữ liệu từ nghiên cứu dài tập thực hiện trên 35.000 phụ nữ Anh bắt đầu từ năm 1995, để tìm ra mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và các bệnh mãn tính, đặc biệt là căn bệnh ung thư.
Cảm nhận rõ ràng vị đắng trong cà phê, sô-cô-la hay bông cải xanh là một dấu hiệu cho thấy nguy cơ cao mắc bệnh ung thư. |
Cụ thể, họ phân tích lượng thức ăn của những phụ nữ dựa trên các câu hỏi được điền bởi những người tham gia và so sánh điều này với dữ liệu về ung thư.
Hầu hết mọi người tham gia thí nghiệm đều được kiểm tra xem họ có thể nhận biết được vị đắng hay không bằng cách sử dụng đồ uống có chứa caffeine, rượu hoặc các loại rau cải như bắp cải, súp lơ và bông cải xanh.
Kết quả cho thấy, phần lớn mọi người không thể nếm được vị đắng có trong các loại thực phẩm như socola đen, cà phê và bông cải xanh. Một nhóm ít còn lại thì có thể.
Theo các nhà nghiên cứu, những người có thể cảm nhận được rõ ràng vị đắng thường được gọi là “supertaster” - những người đặc biệt nhạy cảm với các nguyên liệu hóa học trong thực phẩm, họ có thể có nguy cơ bị ung thư cao hơn 58%.
Còn đối với những người có thể cảm nhận được vị đắng những không thật sự rõ ràng thì nguy cơ ung thư thấp hơn một chút, chỉ khoảng 40%.
Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có đến 5.500 phụ nữ Anh trên 60 tuổi thuộc nhóm người không có khả năng cảm nhận vị đắng trong thực phẩm và họ có tỉ lệ mắc bệnh ung thư thấp hơn hẳn so với hai nhóm còn lại.
Tác giả: LẠI CHI
Nguồn tin: Báo VTC NEWS