Pháp luật

“Người không mang họ" - hồ sơ vụ án (bài 2): Nước mắt mẹ tướng cướp

Những ngày trở thành đại ca, sống trong tiền - tình - tù - tội, ngập sâu trong khói thuốc phiện và những cuộc tình với gái giang hồ, Trương Hiền không thể hình dung ra biết bao nhiêu đêm, mẹ hắn đã từng khóc cạn nước mắt. Và, vĩnh viễn Hiền không thể biết được cái ngày cụ Hoàng Thị Nuôi nhận được tin hắn bị xử tử hình.

Nước mắt người mẹ

Chiều muộn. Ánh nắng cuối thu vàng ệch chênh chếch phía sau dãy núi. Những tia nắng cuối ngày không thể xóa tan không khí lạnh lẽo khi đợt gió lạnh đầu mùa đang về.

Anh Đông lầm lũi dẫn đường cho chúng tôi lên thăm mộ Trương Hiền. Men theo con đường lởm chởm đá cuội, rẽ nguợc lên phía đồi thông là đến khu nghĩa trang của thị xã Đông Hà. Mộ Trương Hiền nằm đó, bên phần mộ cụ Hoàng Thị Nuôi. Trên tấm bia đá khắc rõ dòng chữ: “Bào đệ Trương Hiền, sinh năm 1957. Chánh quán: Tráng Lực, Khuôn Phò, Phong Điền, Thừa Thiên. Mất ngày 17/5 (AL)”. Anh bạn đồng nghiệp khẽ thở dài: “Chẳng thể ngờ được, dưới 3 tấc đất kia từng là một tướng cướp khét tiếng, từng làm mưa làm gió một thời...”.

Có người chê trách Toọng, nhưng cũng không ít người cảm thông với con người đầy tội lỗi này với lí do: Dù sao, thì tội ác mà Trương Hiền gây ra đã bị pháp luật trừng trị; hãy vị tha cho hắn, để linh hồn hắn được siêu thoát.

Thắp nén nhang cho cụ Nuôi và Trương Hiền, anh Đông ngậm ngùi kể: Sau khi Trương Hiền bỏ nhà đi biệt xứ, mẹ Nuôi đã nhiều lần đi dò là tin tức đứa con trai nhưng không được. Nhiều người buôn bán ở chợ Đông Hà từng nói với mẹ: “Thằng Hiền ở ngoài nớ, trở thành tướng cướp”, nhưng bà vẫn không tin. Bà không tin, bởi trong tâm khảm của bà, thằng Hiền cục mịch, hiền như cục đất, thương mẹ hết lòng chứ không phải tên Toọng mà người dân vẫn đồn thổi; không phải là tướng cướp như mọi người vẫn thường kể.

Nhiều lần bà định bỏ hàng nước chè và gánh hàng rong, bắt xe đò để tìm con, đưa nó về nhưng không thể được. Đường xá quá xa xôi, phương tiện đi lại khó khăn, nơi đất khách quê người, biết tìm Trương Hiền ở đâu giữa thành Vinh rộng lớn? Bao lần định lên xe với hi vọng mong manh tìm thấy con nhưng bà đều bị làng xóm can ngăn và giữ lại. Có người còn động viên bà: “Chắc người ta nhầm lẫn gì đó thôi. Thằng Hiền cục mịch này thì làm sao trở thành tướng cướp được cơ chứ. Chắc nó đi làm ăn đâu đó thôi”.

Bà lại ở nhà, suốt ngày vò võ bên gánh nuớc chè kiếm mấy đồng tiền nhàu nát sinh nhai qua ngày với một hi vọng: “Thằng Hiền lại sẽ trở về với mệ. Nó là Trương Hiền, con ông Trương Hé chứ không phải là Toọng, không phải là tướng cướp gì hết”.

Trương Hiền không được gặp mặt mẹ. Bà Hoàng Thị Nuôi cũng mấy năm không nhìn thấy mặt con. Nhưng giờ, dẫu sao hắn được trở về trong lòng đất, gối đầu bên mẹ với cái tên Trương Hiền – cái tên từ thủa hắn mới lọt lòng chứ không phải là tướng cướp mang tên Toọng.

Bà tin - niềm tin của một nguời mẹ với đứa con mà mình đứt ruột đẻ ra. Đêm đêm, bà lại ra trước căn lều tranh dột nát thắp hương để cầu trời đất phù hộ cho đứa con của mình; cầu cho Hiền không phải là tướng cướp như người ta vẫn đồn thổi. Bà khóc, nước mắt của người mẹ già mà cuộc đời đã chịu quá nhiều đắng cay và tủi nhục. Chẳng có ai đáp lại lời bà, chỉ có màn đêm đặc quánh và tiếng gió hú liên hồi vọng vào vách nhà đã dột nát.

Lúc này, tại Thành phố Vinh, tên tuổi của Trương Hiền đã nổi như cồn với cái tên Toọng, Vui, Đức. Cuộc sống của Trương Hiền ngập tràn trong tiền bạc, trong làn khói bồng bềnh của thuốc phiện, trong những đêm ái ân với gái làng chơi, trong những đêm đột vòm và sẵn sàng siết cò, nhả đạn vào những người dân vô tội.

Hắn đâu biết rằng, cách thánh địa, "giang sơn" mà hắn cai quản gần 300 cây số, mẹ hắn vẫn vò võ ở nhà, sống trong đói rét, thiếu thốn và bệnh tật; đêm đêm vẫn thắp hương nguyện cầu cho hắn được bình an trở về, cầu cho hắn không phải là tên tướng cướp khét tiếng như những lời đồn thổi của dân buôn ở chợ Đông Hà.

Anh Đông bảo rằng, giữa năm 1982, sau khi Trương Hiền bị hành quyết 1 tháng, gia đình mới nhận được thông báo từ Công an Nghệ Tĩnh. Linh tính của người làm mẹ báo cho bà Hoàng Thị Nuôi biết có chuyện chẳng lành. Bà lụi cụi sang nhà anh Đông nhờ đọc dùm bức thư có dấu đỏ chót. Rồi bà ngã quỵ đi khi nghe tin đứa con mà bà đứt ruột đẻ ra, thằng bé ngày nào vẫn còn đi bán bánh mì kiếm tiền về phụ giúp gia đình lưu lạc bấy lâu nay đã trở thành tướng cướp, bị kết án tử hình.

Nơi tướng cướp dừng bước giang hồ

Chồng mất. Con gái đi lấy chồng nơi phương xa. Đứa con út trở thành tướng cướp và bị xử tử hình, người mẹ già nua sống những ngày bóng xế trong nỗi đau tột cùng. Vậy là lời đồn thổi bấy lâu nay của người dân, rằng Trương Hiền trở thành tướng cướp là sự thật.

Cuối cùng thì mộ Trương Hiền cũng được đưa về cải táng tại đồi thông, bênh cạnh là mộ của cụ Hoàng Thị Nuôi. Anh Đông bảo rằng, năm 1993, anh cùng với mẹ Nuôi và chị gái Trương Hiền tên Trương Thị Nhàn đã ra Vinh để đưa mộ Toọng về an táng tại đây. Mấy năm sau, mẹ và chị gái của Hiền cũng qua đời. Trước khi chết, mẹ Nuôi còn nhắn nhủ Đông: “Mệ chẳng có ai thân thích nữa. Nếu mệ chết, con nhớ chôn mệ gần thằng Hiền nhé, để mệ lại được ôm ấp nó như ngày còn nhỏ, để nó không bao giờ rời xa mệ nữa”.

Ngày mệ Nuôi mất, anh Đông là người đứng ra tổ chức ma chay cho cụ. Anh bảo: "Mệ sống một đời cơ cực rồi, giờ chẳng có ai thân thích nữa. Mệ coi tui như con nên tui đứng ra thực hiện những ước nguyện cuối cùng của đời mệ”.

2 nấm mồ nằm cạnh nhau, một già, một trẻ. Một người từng là tướng cướp, từng gây ra bao nỗi kinh hoàng cho người dân thành Vinh, từng bá chủ cả giới giang hồ một vạt đất kéo dài từ Nam Định vào đến Huế. Một người là mẹ của tướng cướp với cuộc đời đầy những nước mắt và đau thương.

Giờ thì chẳng ai nhắc đến Toọng nữa, bởi cái quá khứ của anh ta đã nằm sâu dưới lòng đất, bên cạnh người mẹ già đã từng hết nước mắt vì con.

Ai đi lên mộ Toọng, cũng dừng chân trước 2 ngôi mộ để thắp cho 2 linh hồn một ít nhang, cắm lên mộ 2 mẹ con một ít hoa tươi. Có người chê trách Toọng, nhưng cũng không ít người cảm thông với con người đầy tội lỗi này với lí do: Dù sao, thì tội ác mà Trương Hiền gây ra đã bị pháp luật trừng trị; hãy vị tha cho hắn, để linh hồn hắn được siêu thoát.

Anh Đông bảo: "Mệ sống một đời cơ cực rồi, giờ chẳng có ai thân thích nữa. Mệ coi tui như con nên tui đứng ra thực hiện những ước nguyện cuối cùng của đời mệ”.

Rời mộ tướng cướp khi trời đã nhá nhem tối. Chợt nhớ lại lần gặp gỡ với nguyên Chánh án Toà án nhân dân Hà Tĩnh – ông Nguyễn Trí Tuệ - người từng có mặt trong lần hành quyết Toọng: “Nhiều lần hỏi Trương Hiền, mong muốn nhất lúc này là gì, hắn đều muốn gặp mẹ và nếu có thể, cho hắn được một lần nhìn thấy mẹ”.

Trương Hiền không được gặp mặt mẹ. Bà Hoàng Thị Nuôi cũng mấy năm không nhìn thấy mặt con. Nhưng giờ, dẫu sao hắn được trở về trong lòng đất, gối đầu bên mẹ với cái tên Trương Hiền – cái tên từ thủa hắn mới lọt lòng chứ không phải là tướng cướp mang tên Toọng.

Kỳ tới: Tròn 16 tuổi, Trương Hiền đã "làm mưa, làm gió" ở thị xã Đông Hà, trở thành thủ lĩnh của nhóm “mũ đen” với cái tên gắn với cuộc đời hắn sau này: Toọng. Nơi Trương Hiền “khỏi nghiệp” để trở thành đại ca sau này bắt đầu tử ngã ba Đông Hà.

Tác giả bài viết: Hoàng Sang – Duy Tuấn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok