Đặc biệt, năm nay Quảng Bình vừa khánh hạ chùa Hoằng Phúc, một trong những ngôi chùa cổ được xem là phát tích Phật giáo ở miền Trung nên đông đảo người dân đã đến chùa thăm, viếng đầu năm.
Chùa Hoằng Phúc ở thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Theo sử cũ, chùa Hoằng Phúc là ngôi chùa được nhiều vị vua, chúa ghé thăm nhất ở miền Trung. Trải qua biến thiên của lịch sử, chùa được ghi nhận là nơi “Vô song phúc địa” (đất phúc khôn sánh). Chùa Hoằng Phúc được xây dựng cách đây hơn 700 năm, khởi nguồn có tên là Am Tri Kiến.
Chùa Hoằng Phúc ở thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Theo sử cũ, chùa Hoằng Phúc là ngôi chùa được nhiều vị vua, chúa ghé thăm nhất ở miền Trung. Trải qua biến thiên của lịch sử, chùa được ghi nhận là nơi “Vô song phúc địa” (đất phúc khôn sánh). Chùa Hoằng Phúc được xây dựng cách đây hơn 700 năm, khởi nguồn có tên là Am Tri Kiến.
Chùa Hoằng Phúc ở Lệ Thủy, Quảng Bình.
Tháng 3 năm 1301 (Tân Sửu), Phật hoàng Trần Nhân Tông trên đường viễn du ghé qua chùa Am Tri Kiến, sau đó ngài đổi tên thành Am Kính Thiên. Năm 1609, trên đường đi qua đất Thuận Hóa, chúa Nguyễn Hoàng cũng đã đến nghỉ tại Am Kính Thiên và sau đó không lâu, chúa Nguyễn Hoàng đã cho dựng chùa lớn ngay trên nền am cũ và đặt tên là Kính Thiên.
Tiếp đó, Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu ra thăm chùa Kính Thiên, bèn cho cấp tiền tu sửa, ban cho một biển đề tên chùa “Kính Thiên Tự” và một biển đề đại tự: “Vô song phúc địa” (đất phúc khôn sánh) và ngự chế 5 câu đối treo ở chùa. Năm Minh Mạng thứ hai (1821), trong chuyến ngự giá Bắc Tuần, vua Minh Mạng có ghé thăm chùa Kính Thiên và cho đổi tên chùa là “Hoằng Phúc Tự” (Phúc lớn)...
Giếng cổ ở chùa Hoằng Phúc.
Ngày 15-1-2016, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và tỉnh Quảng Bình đã cung nghinh xá lợi Phật tổ Thích Ca Mầu Ni từ chùa Shwendagon (chùa Vàng; ngôi chùa lớn nhất, linh thiêng nhất Myanmar) do Giáo hội Phật giáo Myanmar tặng về an vị tại chùa Hoằng Phúc.
Tác giả bài viết: Sông Lam