Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2021 với nhiều quy định mới liên quan đến việc nghỉ hưu của người lao động.
Đối chiếu với quy định hiện hành, người nghỉ hưu vào năm 2020 có khá nhiều lợi thế hơn.
Khi Bộ Luật Lao động 2019 có hiệu lực thì người nghỉ hưu vào năm 2020 vẫn có lợi thế nhất định. (Ảnh minh họa) |
Cụ thể, năm 2020 là năm cuối cùng áp dụng tuổi nghỉ hưu 60 với nam, 55 với nữ. Bắt đầu sang năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động sẽ tăng lên: Nam đủ 60 tuổi 3 tháng, nữ đủ 55 tuổi 4 tháng.
Sau đó mỗi năm tăng thêm 3 tháng với nam, 4 tháng với nữ để đến năm 2028, nam nghỉ hưu khi đủ 62 tuổi và năm 2035, nữ nghỉ hưu khi đủ 60 tuổi.
Như vậy, nếu như người lao động đã đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, nhưng đến năm 2021, người lao động nam mới đủ 60 tuổi, nữ mới đủ 55 tuổi thì chưa được hưởng lương hưu luôn, mà phải bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, đợi đến đủ 55 tuổi 4 tháng với nữ, 60 tuổi 3 tháng mới được hưởng hưởng lương hưu.
Về điều kiện về tuổi đối với trường hợp nghỉ hưu trước tuổi năm 2021 cũng chặt chẽ và cao so với năm 2020.
Cụ thể, năm 2020, người lao động có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và thuộc một trong các trường hợp: Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi; bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì được hưởng lương hưu (với mức thấp hơn).
Còn năm 2021, người nghỉ hưu trước tuổi chỉ được hưởng lương hưu nếu:Có tuổi thấp hơn tối đa 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu: Nam phải đủ 55 tuổi 3 tháng và nữ phải đủ 50 tuổi 4 tháng; bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; Có tuổi thấp hơn 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu (Tức là nam phải đủ 50 tuổi 3 tháng và nữ phải đủ 45 tuổi 4 tháng; bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên).
Tác giả: Hoàng Mai
Nguồn tin: Báo Người đưa tin