Xã hội

Ngày Tết nơi những đứa trẻ “chỉ thèm gia đình”

Những ngày cận Tết trung tâmtại khu chăm sóc trẻ có hoàn cảnh đặc biệt cơ sở cai nghiện ma túy số 2 (Ba Vì, Hà Nội) trở nên náo nhiệt hơn ngày thường nhưng vẫn không khỏa lấp hết nỗi buồn từ ánh mắt của những đứa bé mang căn bệnh thế kỷ.

Tết nhớ mẹ

Em C.P.A (17 tuổi)học sinh lớp 9 ở trường THCS Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội được coi như chị cả ở ngôi nhà Hoa Mai. P.An khỏe em đang “quản lý” hơn chục đứa em.

Những bảo mẫu tại trung tâm kể P.A được đưa vào trung tâm lúc e 8 tuổi, khi đó, cô bé chỉ có da bọc xương, lở loét khắp người. P.A được các mẹ tại trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng chu đáo để có được như hôm nay. Không ai nghĩ P.A có thể vượt qua cửa tử khi em bước vào ngôi nhà chung này.

Bà Nguyễn Thị Minh – bảo mẫu của trung tâm kể khi đón bé P.A, bà Minh còn e dè “em không nhận trường hợp này đâu vì nhận hôm nay sợ mai con bé ấy chết. Ngày ấy, không chỉ lở loét khắp người, bé P.A bị tiêu chảy suốt ngày đêm, rồi ốm sốt…

Những đứa trẻ chỉ có một gia đình chung là ngôi nhà Hoa Mai

Lúc ấy, vừa thương con, vừa sợ con không qua khỏi, bà Minh đã tự tay chăm sóc, lấy nước cơm, đẽo cây những bài thuốc đông y để đắp rồi chăm, tắm giặt, lau vết lở và bôi thuốc. Bà Minh nhớ lại lúc ấy kỳ công vô cùng, nhưng may mắn sau 1 tháng bé P.A đỡ hơn, khỏe dần và có tăng cân.

Nhờ bàn tay chăm sóc của bà Minh và nhiều mẹ khác ở đây, đến giờ P.A giờ đã trở thành 1 thiếu nữ. Có điều đôi mắt P.A nặng trĩu nỗi buồn khi nói “không tha thứ cho chính cha mẹ ruột của mình, thế nhưng cứ mỗi dịp Tết đến em lại nhớ họ đến da diết, em luôn tự hỏi gia đình là gì và em thèm hơi ấm gia đình ngày Tết biết nhường nào”.

Nói về tương lai, P. A cho biết sau này em vẫn sẽ ở đây, sẽ học theo các mẹ chăm sóc cho những đứa trẻ có số phận như của chính em ở “gia đình”. Dù mới là học sinh lớp 9 nhưng P.A cảm nhận rõ mái nhà chung của cô ở đây và hơi ấm mà nơi này mang đến cho cô bé.

Chỉ mong được hòa đồng

Những ngày Tết cận kề, nỗi nhớ gia đình của các em lại dâng trào. N. L.L (16 tuổi) được đưa đến trung tâm này từ năm 10. Năm nay là cái Tết thứ 7 L ăn tại trung tâm này.

Trước đó, em sống tại làng trẻ SOS Thanh Hóa. L.cho biết, em phát hiện mắc HIV khi 10 tuổi. L. bị ốm và được nhân viên của làng trẻ đưa đi khám bệnh và tình cờ phát hiện ra bệnh HIV và em được chuyển ra đây để tiện điều trị thuốc kháng vi rút ARV.

Ước mong có thể hoà nhập cộng đồng

Cô bé trầm giọng: Ngày đó, em chưa hiểu gì về bệnh của mình và sau này dần tìm hiểu. Em không biết ai lây cho em bệnh. Em chưa bao giờ gặp ba mẹ và từ khi em được đưa vào làng trẻ SOS. Em cũng nhớ nhà, nhớ mẹ như những chị em cùng nhà Hoa Mai. Nhưng mỗi khi thấy các em nhỏ hơn khóc nhớ mẹ, em lại dặn các em hãy cố gắng giống như dặn chính mình vậy, những ngày này nỗi nhớ cha mẹ, hình dung về một gia đình càng lớn hơn trong tâm trí của em.

Hiện tại Khu chăm sóc những hoàn cảnh đặc biệt, Cơ sở cai nghiện ma túy số 2 này, có khoảng 80 trẻ đang lưu trú và được nuôi dạy. Theo như lời bà Minh, mỗi đứa trẻ ở đây là một số phận khác nhau, nhưng đều nên duyên, tụ họp lại ở Trung tâm này.

“Những người cha, người mẹ bất đắc dĩ chúng tôi luôn cố gắng hết sức đề bù đắp phần nào thiệt thòi cho các con, luôn cố gắng hết sức có thể để các con luôn thấy ấm áp tình thương, nhất là trong những dịp lễ Tết thế này”, bà Minh cho hay.
Chị Nguyễn Thị Thanh, Phó Giám đốc Cơ sở cai nghiện ma túy số 2, cho biết, đứa trẻ đầu tiên là vào năm 2001, phát hiện HIV nhưng không trung tâm nào nhận nuôi dưỡng. Ngày đó cũng có những em, những chị HIV cùng cảnh ngộ nên đưa về chăm sóc. Từ đó, hàng năm nhiều trẻ vào.

Thời gian trước khi chưa có thuốc điều trị ARV, số lượng trẻ đưa vào đa số ốm yếu, mất nhiều do các mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Tuy nhiên từ năm 2006, khi được tài trợ nguồn thuốc, trẻ được hưởng thụ, cải thiện tốt. Trẻ vào đâu chủ yếu là trẻ bị bỏ rơi ngoài xã hội, gia đình bố mẹ đều mất vì nhiễm HIV hoặc có trẻ còn bố hoặc mẹ nhưng không được chăm sóc. Khi vào các con chủ yếu da bọc xương, việc chăm sóc vô cùng vất và, đặc biệt là với trẻ sơ sinh. “Nếu không yêu thương, tận tâm với trẻ ắt hẳn khó gắn bó được với nghề này”, bà Thanh cho biết.

Điều bà Thanh cũng như những bảo mẫu ở trung tâm mong chờ đó là một xã hội không kỳ thị với người nhiễm HIV để những đứa “con” của họ có thể hòa nhập cộng đồng, bước vào cuộc sống mới như chúng vẫn đang mong đợi.

Tác giả: Khánh Ngọc

Nguồn tin: Báo Infonet

  Từ khóa: chỉ thèm gia đình

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok