Trong tỉnh

Nên xem xét đưa mỏ cát số 52 vào đấu giá theo đúng quy định của tỉnh

Có thể khẳng định từ năm 2010 đến nay UBND tỉnh Thanh Hóa đã đưa vào đấu giá hàng chục mỏ cát, thu về cho ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng, xóa bỏ hoàn toàn cơ chế xin - cho. Nhất là khi Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Chỉ thị 18 về việc cấm sử dụng cát nước ngọt vào san lấp mặt bằng, đường giao thông mà chỉ phục vụ vào mục đích cho sản xuất bê tông, xây tô, trát. Đã góp phần tiết kiệm được nguồn tài nguyên phong phú và quý giá này.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường thì việc đưa ra đấu giá quyền khai thác khoáng sản nhằm đổi mới cơ chế quản lý hoạt động khoáng sản phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường, thu hút đầu tư, khai thác có hiệu quả đúng theo quy định của Luật Kháng sản năm 2010. Quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững, tăng hiệu quả kinh tế, giảm các tác động đến môi trường.

Điểm sạt lở bờ sông thuộc xã Yên Thái (Yên Định)

Thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản đảm bảo đúng quy định của pháp luật về đấu giá quy định tại Nghị định số 22/2012 và Thông tư liên tịch số 54/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính, Thông tư số 16/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chính vì thế, từ năm 2010 đến nay Thanh Hóa đã vào đấu giá hàng chục mỏ cát trên địa bàn các huyện Vĩnh Lộc, Yên Định, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Hoằng Hóa, TP. Thanh Hóa… thu về cho ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng.

Tuy nhiên, Ngày 4/4/2018, Cty Phạm Đức Minh Anh đã có Công văn số 68/CV-MA đề nghị chấp thuận chủ trương cấp phép khai thác mỏ cát số 52 thuộc địa phận xã Yên Thái, huyện Yên Định và xã Vĩnh Khang, huyện Vĩnh Lộc để cung cấp cát xây dựng cho Công ty CP Tập đoàn Miền Trung để thi công dự án đường vành đai Đông Tây thành phố Thanh Hóa.

Khu vực mỏ cát số 52

Ngày 16/4/2018, UBND tỉnh có Công văn số 4030/UBND-CN giao Sở TN&MT, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở NN&PTNT, UBND các huyện: Yên Định và Vĩnh Lộc xem xét công văn nêu trên; căn cứ vào quy định hiện hành và các ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, có ý kiến đề xuất báo cáo UBND tỉnh.

Như vậy, theo Chỉ thị số 18/CT-UBND, ngày 25/10/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc tăng cường công tác quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả cát, sỏi trong thi công công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Với tổng trữ lượng cát, sỏi trên địa bàn tỉnh còn khoảng 14 triệu m3, trong khi công suất thiết kế đã cấp phép khoảng 950.000m3/năm, trữ lượng cát có nguy cơ cạt kiệt. Trong những năm qua cát, sỏi chủ yếu được sử dụng cho xây dựng công trình; trong đó các công trình giao thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp sử dụng khối lượng cát san lấp rất lớn, gây lãng phí tài nguyên, đồng thời là nguyên nhân dẫn đến việc khai thác cát trái phép, gây sạt lở, sụt, lún bờ sông, ảnh hưởng đê điều, đường xá và an ninh trật tự trên địa bàn.

Chỉ thị 18 cũng nêu rõ: “Để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nguyên liệu cát, sỏi tự nhiên, phục vụ xây dựng các công trình trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Các chủ đầu tư xây dựng công trình, các đơn vị khai thác cát, sỏi tại các mỏ trên địa bàn tỉnh chỉ sử dụng vào mục đích cho sản xuất bê tông, xây tô, trát. Không sử dụng cát, sỏi tự nhiên để san lấp mặt bằng công trình, đắp đường giao thông (trừ cát nhiễm mặn). Các đơn vị khai thác cát không được cung cấp cát cho mục đích san lấp công trình”.

Chỉ thị số 18 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc cấm sử dụng cát nước ngọt vào san lấp mặt bằng, đường giao thông

Với lại nếu “lấy cớ” xin để cung cấp cát xây dựng cho Công ty CP Tập đoàn Miền Trung để thi công dự án đường vành đai Đông Tây thành phố Thanh Hóa thì lại hoàn toàn không đúng vì hiện tại trên địa bàn các huyện Thọ Xuân, Thiệu Hóa, TP. Thanh Hóa và Hoằng Hóa có rất nhiều mỏ cát đã được UBND tỉnh cấp phép khai thác lại gần rất nhiều so với cung đường vận chuyển của mỏ cát số 52

Như vậy có đúng với quy định của Luật Kháng sản là không đúng với Luật Kháng sản, quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Chỉ thị số 18 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

Để khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản có hiệu quả cao, sử dụng tiết kiệm và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Rất mong UBND tỉnh đưa vào đấu giá mỏ cát số 52 theo đúng Luật Khoáng sản năm 2010 và Chỉ thị số 18 của UBND tỉnh, giảm bớt cơ chế xin - cho, sử dụng đúng mục đích nguồn nguyên liệu cát, sỏi tự nhiên, tránh lãng phí nguồn tài nguyên.

Tác giả: Tùng Minh

Nguồn tin: Báo Tài nguyên và Môi trường

  Từ khóa: mỏ cát số 52 , thanh hóa

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok