Nguyên nhân khiến nặn mụn bị thâm
|
Rất nhiều bạn nặn mụn bị thâm mà không biết cách chữa trị.
Chính do cấu trúc da khi bị mụn tấn công sẽ bị tổn thương, các tế bào bị chết, làm sắc tố melanin hình thành dưới da làm vùng này bị thâm hơn so với các vùng khác. Việc nặn mụn khi tay không đảm bảo được vệ sinh sạch sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm nhiều hơn, mụn hình thành sâu dưới da sẽ để lại sẹo thâm.
Da đã bị nhiễm sắc tố làm nồng độ melanin tăng cao đột biến gây nên những vết thâm và khi không được xử lí các loại sắc tố này sẽ tiếp tục phát triển lan rộng. Tùy vào từng chủng tộc sẽ có tế bào tạo sắc tố trong cơ thể, việc bạn bị nhiễm sắc tố nào đó là chuyện có thể xảy ra.
Nặn mụn sẽ tạo ra một vết thương hở, kèm theo đó việc bạn phơi nắng ngoài trời mà không có dụng cụ bảo vệ cho da cũng làm gia tăng sự sản xuất sắc tố melanin từ chính ánh sáng mặt trời, tạo ra nhiều vết thâm và vi khuẩn xâm nhập, lâu dần sẽ khó điều trị.
Sau khi nặn mụn, da cần có thời gian để hồi phục lại cấu trúc, trong lúc này nếu bạn sử dụng nhiều đồ cay nóng, các loại mỹ phẩm có thành phần không phù hợp với da cũng có thể sản sinh ra vết thâm nhiều hơn.
Nước cốt chanh
|
Chuẩn bị nguyên liệu:
Nan mun xong boi thu nay len da se khong bao gio lo vet tham
Sử dụng chanh giúp bạn trị sạch vết thâm đơn giản.
1/2 quả chanh
1 thìa canh nước lọc
Cách làm:
Vắt nước cốt chanh ra một chiếc chén nhỏ, thêm một chút nước lọc rồi khuấy đều.
Nhúng miếng bông tẩy trang vào nước cốt chanh rồi thoa đều lên vùng da bị thâm sẹo.
Sau khoảng 15 phút thì rửa lại mặt bằng nước mát.
Thực hiện 3 lần mỗi tuần để có kết quả tốt.
Chanh chứa axit citric và lượng vitamin C dồi dào có tác dụng làm mờ vết thâm do mụn gây ra và kích thích quá trình tái tạo tế bào da mới.
Nguồn tin: khoe&dep