Việc dịch chuyển biên giới sẽ giúp Phần Lan có một “đỉnh cao mới” nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Phần Lan độc lập khỏi Nga vào năm 2017 tới.
“Có một số khó khăn về mặt thể thức và chúng tôi vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng. Tuy nhiên, chúng tôi đang cân nhắc”, Thủ tướng Na Uy Erna Solberg nói.
Núi Halti có hai đỉnh, trong quá khứ, một đỉnh thuộc lãnh thổ Na Uy và một đỉnh thuộc Phần Lan. Nhưng cả hai đỉnh hiện thuộc lãnh thổ Na Uy nên việc dịch chuyển biên giới sẽ giúp trả lại một đỉnh cho phía Phần Lan.
Để làm điều đó, Na Uy cần phải dịch chuyển biên giới lên cao hơn 40m và nhượng cho Phần Lan 0,015km vuông lãnh thổ. Nghĩa là đỉnh núi cao 1.331m của núi Halti sẽ thuộc về Phần Lan, đưa điểm cao nhất của nước này lên cao hơn 7m so với mốc cũ là 1.324m.
Ông Svein Leiros, Thị trưởng Kafjord (một đô thị ở Na Uy) cho biết đỉnh núi “là một món quà tuyệt vời từ một quốc gia chị em”. Ông Leiros đã cùng các chính trị gia địa phương khác viết thư cho chính phủ bày tỏ sự ủng hộ với kế hoạch này. Ông nhận định rằng việc cho đi một phần lãnh thổ không phải mất mát lớn với Na Uy bởi điểm cao nhất của Na Uy nằm ở núi Galdhopiggen, độ cao 2.469m.
Ý tưởng tặng đỉnh núi này xuất phát từ phàn nàn của ông Bjorn Geirr Harsson, nhà địa vật lý chuyên vẽ bản đồ địa hình. Ông cho rằng đường thẳng biên giới được vẽ từ những năm 1750 giữa Phần Lan và Na Uy là “phi logic” sau khi ông bay ngang qua núi Halti vào những năm 1970.
Tới năm 2015, Harsson đã đề xuất ý tưởng dịch chuyển biên giới với bộ Ngoại giao Na Uy nhưng đã bị từ chối vì theo khoản 1 của hiến pháp nước này, Na Uy “tự do, độc lập, không thể chia cắt và không thể chuyển nhượng”.
Nhà lập pháp Michael Tetzschner khẳng định thêm rằng hiến pháp “cấm bàn giao tình trạng của bất cứ phần nào thuộc lãnh thổ Na Uy cho chính quyền khác”.
Tuy nhiên, Oyvind Ravna, một chuyên gia luật tại Đại học Bắc Na Uy chỉ ra rằng Na Uy trước đó đã từng có sự điều chỉnh biên giới với cả Phần Lan và Nga, khiến thay đổi lòng sông, dịch chuyển vị trí của các bãi cát và các hòn đảo nhỏ. Vì vậy, theo ông hiến pháp Na Uy cho phép thực hiện những thay đổi nhỏ như trên.
“Có một số khó khăn về mặt thể thức và chúng tôi vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng. Tuy nhiên, chúng tôi đang cân nhắc”, Thủ tướng Na Uy Erna Solberg nói.
(Ảnh minh họa: Flickr)
Núi Halti có hai đỉnh, trong quá khứ, một đỉnh thuộc lãnh thổ Na Uy và một đỉnh thuộc Phần Lan. Nhưng cả hai đỉnh hiện thuộc lãnh thổ Na Uy nên việc dịch chuyển biên giới sẽ giúp trả lại một đỉnh cho phía Phần Lan.
Để làm điều đó, Na Uy cần phải dịch chuyển biên giới lên cao hơn 40m và nhượng cho Phần Lan 0,015km vuông lãnh thổ. Nghĩa là đỉnh núi cao 1.331m của núi Halti sẽ thuộc về Phần Lan, đưa điểm cao nhất của nước này lên cao hơn 7m so với mốc cũ là 1.324m.
Ông Svein Leiros, Thị trưởng Kafjord (một đô thị ở Na Uy) cho biết đỉnh núi “là một món quà tuyệt vời từ một quốc gia chị em”. Ông Leiros đã cùng các chính trị gia địa phương khác viết thư cho chính phủ bày tỏ sự ủng hộ với kế hoạch này. Ông nhận định rằng việc cho đi một phần lãnh thổ không phải mất mát lớn với Na Uy bởi điểm cao nhất của Na Uy nằm ở núi Galdhopiggen, độ cao 2.469m.
Ý tưởng tặng đỉnh núi này xuất phát từ phàn nàn của ông Bjorn Geirr Harsson, nhà địa vật lý chuyên vẽ bản đồ địa hình. Ông cho rằng đường thẳng biên giới được vẽ từ những năm 1750 giữa Phần Lan và Na Uy là “phi logic” sau khi ông bay ngang qua núi Halti vào những năm 1970.
Tới năm 2015, Harsson đã đề xuất ý tưởng dịch chuyển biên giới với bộ Ngoại giao Na Uy nhưng đã bị từ chối vì theo khoản 1 của hiến pháp nước này, Na Uy “tự do, độc lập, không thể chia cắt và không thể chuyển nhượng”.
Nhà lập pháp Michael Tetzschner khẳng định thêm rằng hiến pháp “cấm bàn giao tình trạng của bất cứ phần nào thuộc lãnh thổ Na Uy cho chính quyền khác”.
Tuy nhiên, Oyvind Ravna, một chuyên gia luật tại Đại học Bắc Na Uy chỉ ra rằng Na Uy trước đó đã từng có sự điều chỉnh biên giới với cả Phần Lan và Nga, khiến thay đổi lòng sông, dịch chuyển vị trí của các bãi cát và các hòn đảo nhỏ. Vì vậy, theo ông hiến pháp Na Uy cho phép thực hiện những thay đổi nhỏ như trên.
Tác giả bài viết: Danh Tuyên