Giáo dục

"Mười tuyệt chiêu” của thầy cô xấu để bắt trẻ đến lớp học thêm

Dụ học trò đi học thêm bằng cách tổ chức sinh nhật trò/thầy, liên hoan cuối tháng, cuối học kỳ…Hoặc mang xoài, lê, cóc, ổi để kết giao “tình thầy-trò”…

LTS: Chuyện dạy thêm, học thêm không mới nhưng đây vẫn đang là đề tài khiến dư luận dậy sóng.

Với quan sát của người trong nghề, một giáo viên (xin được giấu tên) có gửi tới tòa soạn Báo điện tử Giáo dục Việt Nam chỉ rõ những “chiêu trò” của một số thày cô xấu nhằm “hợp pháp hóa” hành vi ép buộc học trò đi học thêm ở lớp của mình.

Qua đây, quý vị đang có con phải đi học thêm có thể tìm thấy mình là nạn nhân thuộc chiêu thức nào.

Để rộng đường dư luận và tôn trọng tranh luận đa chiều, Tòa soạn gửi đến độc giả ý kiến riêng này của tác giả và rất mong nhận được phản hồi của thầy cô, phụ huynh qua phần bình luận ở cuối bài viết hoặc qua địa chỉ email: [email protected] .


"Mười tuyệt chiêu” trong việc dạy thêm-học thêm:

Thứ nhất: Ép học trò đi học thêm.Cách phổ biến nhất là ra đề kiểm tra (kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ) thật khó, thậm chí ra ở cả phần giảm tải, phần đọc thêm, các kiến thức đã học lớp trước…

Thứ hai: Dụ học trò đi học thêm bằng cách tổ chức sinh nhật trò/thầy, liên hoan cuối tháng, cuối học kỳ…Hoặc mang xoài, lê, cóc, ổi để kết giao “tình thầy-trò”…


Giáo viên vạch trần "10 tuyệt chiêu” bắt trẻ đến lớp học thêm (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)
Thứ ba: Giải trước đề kiểm tra cho những học sinh ở nhóm học thêm để tạo hiệu ứng lây lan với những học sinh khác.

Thứ tư: Lên lớp chính khóa dạy theo kiểu tung hỏa mù, bài dễ hóa khó; hoặc dạy qua loa, đại khái; hoặc tìm lý do vớ vẩn nào đó để chửi mắng học trò đến gần hết tiết học.

Thứ năm: Quảng bá “thương hiệu” bằng cách xin Ban giám hiệu bồi dưỡng học sinh giỏi. Khi đã có được một, hai em học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh rồi thì tung hô mình lên (dù ai ai cũng biết rằng để đạt được học sinh giỏi học sinh phải cố gắng rất nhiều).

Thứ sáu: Mỉa mai, phê bình những học sinh có bài kiểm tra đạt điểm thấp trước lớp, khiến các em xấu hổ buộc phải đi học thêm.

Thứ bảy: Đề cao quá mức tầm quan trọng của bộ môn mình phụ trách khiến học sinh lo lắng mà học thêm.

Thứ tám: Đánh vào tâm lý của phụ huynh bằng cách ca cẩm về sự yếu kém của học sinh và…đề nghị cho con học thêm.

Thứ chín:
Phê bình những học sinh yếu kém không đi học thêm để răn đe những học sinh khác.

​Thứ mười: Gạ gẫm Ban Giám hiệu bố trí dạy các lớp cuối cấp vì các lớp này cần học thêm nhiều hơn

Tác giả bài viết: Thùy Linh (ghi)

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok