Thế giới

Mưa lớn, 'quái vật' tiền sử nổi rần rần trên mặt đất ở sa mạc Australia

Hàng triệu sinh vật có hình hài kỳ dị được cho là tôm tiền sử nổi lên rần rần trên mặt đất ở vùng sa mạc Australia sau trận mưa lớn.

Khi thấy hàng triệu sinh vật kỳ quái có ba con mắt xuất hiện trên sa mạc, nhiều người cho rằng đây là cuộc xâm lăng của sinh vật ngoài hành tinh. Nhưng thực ra đây là loài Tôm lá chắn (shield shrimp), một loài tôm tiền sử.


Loài sinh vật có hình hài kỳ dị khiến nhiều người lo sợ cho rằng đây là cuộc xâm lăng của sinh vật ngoài hành tinh

Loài này được mệnh danh là 'hoá thạch sống' bởi sau hàng triệu năm trong khi các loài sinh vật trên Trái Đất đều tiến hoá thì chúng không hề thay đổi từ thời tiền sử. Đặc biệt, trứng của chúng vẫn có thể nở sau 10 năm bị chôn vùi nơi sa mạc khô cằn, không có nước.

Theo International Business Times, thời gian gần đây, thời tiết ở khu vực núi đá Uluru, gần Alice Springs, Australia, nơi có rất nhiều trứng tôm lá chắn chuyển sang mưa nhiều, ẩm ướt, sinh ra những trận lụt lớn cuối tháng 12/2016 đã "hồi sinh" loài tôm tiền sử này.


Loài tôm tiền sử nở ra khi mưa mùa hè cung cấp đủ nước

Chuyên gia Michael Barritt cho biết: "Khi mưa mùa hè cung cấp đủ nước, chúng sẽ nở ra và điên cuồng đi kiếm thức ăn là các vi sinh vật và vi khuẩn trong nước. Sau đó chúng sẽ di chuyển đến những vùng đất khô cạn để đẻ trứng trước khi sa mạc trở nên khô ráo hoàn toàn".

Tác giả bài viết: Nguyễn Ly

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok