Số hóa

Mẹo để tránh bị ‘luộc’ đồ khi đi sửa smartphone

Chỉ với vài mẹo nhỏ đơn giản, bạn có thể hạn chế tối đa việc bị “luộc” linh kiện khi đi sửa smartphone.

Có rất nhiều cách để kỹ thuật viên đánh tráo hoặc “luộc” linh kiện chính hãng trên điện thoại, việc này thường xuyên xảy ra tại các cửa hàng sửa chữa không đàng hoàng.

Smartphone đang ngày càng có xu hướng mỏng hơn, do đó, thiết bị sẽ rất dễ hư hỏng khi bị va đập hoặc rớt xuống đất, đặc biệt là phần màn hình. Tuy vậy, trước khi mang điện thoại đi sửa chữa, bạn hãy tự xác định mức độ hư hại để tránh bị kỹ thuật viên “vẽ” thêm bệnh nhằm tăng chi phí.


Một số trường hợp thường gặp khi đi sửa smartphone

- Bị tráo đồ, luộc linh kiện và thay thế bằng các thiết bị rẻ tiền của Trung Quốc, dẫn đến việc màn hình bị ố vàng, nhợt nhạt, pin mau hết, loa rè, sóng yếu…

- Nếu kỹ thuật viên yếu tay nghề, họ có thể sửa linh kiện này và làm ảnh hưởng đến nhiều thành phần khác.

- Bị giữ máy trong nhiều ngày.

- Không có chế độ bảo hành cho các linh kiện thay thế…




Làm cách nào để hạn chế?

Để tránh gặp phải các trường hợp trên, trước khi mang máy đi sửa chữa, bạn hãy nhờ người quen có kinh nghiệm kiểm tra giúp.

- Tìm các trung tâm, cửa hàng lớn có uy tín để thay thế.

- Trước khi giao máy, bạn nên chụp ảnh lại mọi thứ, số series, ký tên lên main, bộ nhớ để làm dấu…

- Nên đến các dịch vụ sửa chữa lấy liền và theo dõi kỹ thuật viên thực hiện trực tiếp hoặc thông qua camera.

- Nếu cửa hàng báo giá linh kiện thay thế và không kèm thời gian bảo hành, nhiều khả năng đây là dỏm và kém chất lượng.

Khi sửa xong, bạn có thể cài đặt ứng dụng Phone Doctor Plus tại địa chỉ https://goo.gl/RAViW6 để kiểm tra lại iPhone. Đầu tiên, bạn nhấn Start và làm theo các bước hướng dẫn, đánh giá từng chức năng bao gồm đèn flash, loa và micro, Wi-Fi, GPS, cảm ứng, camera…

Kiểm tra toàn diện iPhone bằng ứng dụng Phone Doctor Plus. Ảnh: TIỂU MINH


Nếu đang xài Android, người dùng chỉ cần cài đặt ứng dụng Test Your Android tại https://goo.gl/69sqhq. Phần mềm cho phép bạn kiểm tra mọi thứ từ Touch Screen (màn hình cảm ứng), Monitor Color (điểm chết màn hình), Sound/Vibrate (âm thanh/độ rung), Front Camera/Back Camera (camera trước/sau), Wi-Fi…

Để kiểm tra lại toàn bộ thông tin liên quan đến phần cứng, bạn hãy chuyển sang thẻ Information. Ứng dụng liệt kê rất đầy đủ thông tin về CPU/Memory, Hardware, sức khỏe pin, SIM card…

Tác giả bài viết: Tiểu Minh

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok