Khu vực rộng 3.900.000km2 nằm giữa Florida, Puerto Rico và Bermuda này đã từ lâu gắn liền với sự biến mất bí ẩn của nhiều tàu bè, máy bay. Và, trong suốt nhiều năm qua không ít chuyên gia muốn tìm ra lời giải đáp cho bí ẩn này.
Hiện, một học thuyết mới đưa ra có thể giải thích cho vấn đề này.
Hồi đầu năm, một số hố cực lớn đã được tìm thấy dưới đáy đại dương và nó thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới. Có ý kiến cho rằng những cái hố này xuất hiện là do lượng khí cực lớn dưới bề mặt thải ra theo một quy trình gọi là băng cháy (methane hydrates).
Các chuyên gia tin rằng các máy bay, tàu bè mất tích ở tam giác Bermuda là do hiện tượng này, nghiên cứu đăng trên tạp chí Science ở Siberia.
Chuyên gia Vladimir Romanovsky thuộc trường Đại học Alaska Fairbank nói với tờ Live Science: "Nhiều khả năng các hố sụt tương tự ở đại dương xuất hiện do băng cháy phân hủy".
Benjamin Phrampus, nhà khoa học về trái đất thuộc Đại học Southern Methodist ở Dallas, nói thêm: "Hydrat khí được cho là tồn tại dọc rìa lục địa Bắc Đại Tây Dương, với một khu vực lớn nằm trên rìa Blake Ridge (phía bắc tam giác Bermuda)".
Một nghiên cứu từ năm 2003 xác nhận những bong bóng nổi lên từ dưới đáy đại dương có thể làm chìm tàu, song theo ông Phrampus, không có bằng chứng nào cho thấy điều đó thực sự xảy ra.
Ngoài ra, nhà khoa học này còn cho biết, trong lịch sử gần đây chưa từng có trường hợp nào khí methane thoát ra với quy mô lớn và lần cuối cùng nó bốc lên từ đáy đại dương là cách đây 20.000 năm.
Hiện, một học thuyết mới đưa ra có thể giải thích cho vấn đề này.
Hồi đầu năm, một số hố cực lớn đã được tìm thấy dưới đáy đại dương và nó thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới. Có ý kiến cho rằng những cái hố này xuất hiện là do lượng khí cực lớn dưới bề mặt thải ra theo một quy trình gọi là băng cháy (methane hydrates).
Các chuyên gia tin rằng các máy bay, tàu bè mất tích ở tam giác Bermuda là do hiện tượng này, nghiên cứu đăng trên tạp chí Science ở Siberia.
Chuyên gia Vladimir Romanovsky thuộc trường Đại học Alaska Fairbank nói với tờ Live Science: "Nhiều khả năng các hố sụt tương tự ở đại dương xuất hiện do băng cháy phân hủy".
Benjamin Phrampus, nhà khoa học về trái đất thuộc Đại học Southern Methodist ở Dallas, nói thêm: "Hydrat khí được cho là tồn tại dọc rìa lục địa Bắc Đại Tây Dương, với một khu vực lớn nằm trên rìa Blake Ridge (phía bắc tam giác Bermuda)".
Một nghiên cứu từ năm 2003 xác nhận những bong bóng nổi lên từ dưới đáy đại dương có thể làm chìm tàu, song theo ông Phrampus, không có bằng chứng nào cho thấy điều đó thực sự xảy ra.
Ngoài ra, nhà khoa học này còn cho biết, trong lịch sử gần đây chưa từng có trường hợp nào khí methane thoát ra với quy mô lớn và lần cuối cùng nó bốc lên từ đáy đại dương là cách đây 20.000 năm.
Tác giả bài viết: Hoài Linh