Mùa hè đi qua, thời kỳ hoạt động sôi nổi của du khách, các hãng hàng không, khách sạn... cũng đi qua. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu mạng xã hội của Marketing Land đã nghiên cứu nhiều tháng để tìm cách khơi gợi hứng thú của người đọc cho các chuyến đi mới.
1. Ảnh hưởng của các blogger du lịch
Viết nội dung cung cấp vài thông tin cơ bản, đăng tải những hình ảnh về các địa điểm tham quan… là một cách marketing theo kiểu truyền thống của những công ty du lịch. Theo đánh giá của Chris Kerns, đây là cách tiếp cận khách hàng đã thực sự lỗi thời.
Thế hệ trẻ ngày nay có xu hướng ưa chuộng, tin tưởng người viết blog du lịch với những trải nghiệm thực thụ, hơn là những thông tin mang tính quảng cáo.
Cho độc giả cảm nhận được trải nghiệm sống động
Chris Burkard là một nhiếp ảnh gia du lịch nổi tiếng, sở hữu trang Instagram với 1,9 triệu người theo dõi. Phân tích các số liệu từ trang Instagram này, Chris Kerns đã phát hiện ra rằng tỷ lệ tương tác của độc giả với mỗi bài viết của Burkard khoảng 2,8%. Con số này cao hơn rất nhiều so với các bài viết quảng bá của một công ty du lịch.
Một tác phẩm của Chris Burkard.
Điều này có được là nhờ cách tiếp cận người xem của Kurkard. Những hình ảnh do anh đăng tải thường không chỉ gói gọn trong việc ghi nhận cảnh quan thiên nhiên, mà còn mang lại người xem cảm giác khác lạ, như chính họ đang là người đứng trên đỉnh núi hùng vĩ, hay chèo thuyền kayak vượt qua con suối dữ tợn…
Tìm sự khác biệt
Murad Osmann là nhiếp ảnh gia người Nga, nổi tiếng là người khởi đầu trào lưu ảnh Theo em đi khắp thế gian với 4,4 triệu lượt theo dõi trên Instagram. Anh chủ yếu đăng tải ảnh vợ, chỉ theo một mô tuýp nhưng vẫn đủ khác biệt về trang phục, khung cảnh xung quanh để thu hút sự chú ý của người xem. Tỷ lệ tương tác 4,3% trên Instagram của Murad là con số cao khủng khiếp, theo đánh giá của Chris Kerns.
Một tác phẩm trong loạt "Theo em đi khắp thế gian" của Murad Osmann đăng trên Instagram.
Phong cách đơn giản, cổ điển
Năm 2011, Foster Huntington quyết định bỏ việc để đi vòng quanh nước Mỹ. Blogger này có phong cách chụp ảnh cổ điển, hoàn toàn không dùng công nghệ để can thiệp. Nhờ mang đến cho người xem những bức ảnh chân thật nhất về những nơi đã qua, cách anh thưởng thức cuộc sống, trang Instagram của Foster có lượng người theo dõi tăng nhanh chóng mặt (vượt trên con số 1 triệu).
Ảnh chụp ngôi nhà trên cây của Foster Huntington.
2. Thói quen và nhu cầu của khách du lịch đã thay đổi
Theo từng năm, nhu cầu tương tác qua mạng xã hội của khách du lịch ngày càng tăng. Ngày nay, nhóm khách hàng trẻ luôn đòi hỏi những yêu cầu, thắc mắc của họ phải được các hãng hàng không, công ty du lịch… trả lời và giải quyết nhanh chóng, thông qua mạng xã hội. Điều này làm thay đổi hoàn toàn chiến lược chăm sóc khách hàng của toàn bộ ngành du lịch.
Theo số liệu của Chris Kerns, các hãng hàng không ở Mỹ có tỷ lệ giải đáp thắc mắc của khách hàng thông qua mạng xã hội Twitter là 98% (năm 2015) và 99% (năm 2016). Tỷ lệ tương ứng đối với các thương hiệu nhà hàng, khách sạn lớn là 88% và 91%.
3. Cơ hội tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Trong khi một số công ty vẫn đang loay hoay thay đổi cách thức giao tiếp, một số khác tiến bộ hơn đã bắt đầu tận dụng mạng xã hội để tìm kiếm khách hàng. Dựa trên công cụ tìm kiếm được cung cấp sẵn từ mạng xã hội, cùng với chiến lược cụ thể, các công ty có thể dễ dàng xây dựng mối liên kết với nhóm người có nhu cầu du lịch. Cùng thảo luận ý tưởng, lên kế hoạch cho chuyến du lịch với khách hàng là một cách tiếp cận rất tuyệt vời.
Mạng xã hội là tương lai của ngành du lịch. Những tiến bộ trong công nghệ sẽ dẫn đến nhiều thay đổi trong hoạt động quảng bá, tiếp thị sản phẩm.
Nhưng đi cùng với thách thức luôn là những cơ hội. Mạng xã hội đã thay đổi hoàn toàn cách thức tiếp nhận, trao đổi thông tin giữa các đơn vị kinh doanh và khách hàng.
1. Ảnh hưởng của các blogger du lịch
Viết nội dung cung cấp vài thông tin cơ bản, đăng tải những hình ảnh về các địa điểm tham quan… là một cách marketing theo kiểu truyền thống của những công ty du lịch. Theo đánh giá của Chris Kerns, đây là cách tiếp cận khách hàng đã thực sự lỗi thời.
Thế hệ trẻ ngày nay có xu hướng ưa chuộng, tin tưởng người viết blog du lịch với những trải nghiệm thực thụ, hơn là những thông tin mang tính quảng cáo.
Cho độc giả cảm nhận được trải nghiệm sống động
Chris Burkard là một nhiếp ảnh gia du lịch nổi tiếng, sở hữu trang Instagram với 1,9 triệu người theo dõi. Phân tích các số liệu từ trang Instagram này, Chris Kerns đã phát hiện ra rằng tỷ lệ tương tác của độc giả với mỗi bài viết của Burkard khoảng 2,8%. Con số này cao hơn rất nhiều so với các bài viết quảng bá của một công ty du lịch.
Một tác phẩm của Chris Burkard.
Điều này có được là nhờ cách tiếp cận người xem của Kurkard. Những hình ảnh do anh đăng tải thường không chỉ gói gọn trong việc ghi nhận cảnh quan thiên nhiên, mà còn mang lại người xem cảm giác khác lạ, như chính họ đang là người đứng trên đỉnh núi hùng vĩ, hay chèo thuyền kayak vượt qua con suối dữ tợn…
Tìm sự khác biệt
Murad Osmann là nhiếp ảnh gia người Nga, nổi tiếng là người khởi đầu trào lưu ảnh Theo em đi khắp thế gian với 4,4 triệu lượt theo dõi trên Instagram. Anh chủ yếu đăng tải ảnh vợ, chỉ theo một mô tuýp nhưng vẫn đủ khác biệt về trang phục, khung cảnh xung quanh để thu hút sự chú ý của người xem. Tỷ lệ tương tác 4,3% trên Instagram của Murad là con số cao khủng khiếp, theo đánh giá của Chris Kerns.
Một tác phẩm trong loạt "Theo em đi khắp thế gian" của Murad Osmann đăng trên Instagram.
Phong cách đơn giản, cổ điển
Năm 2011, Foster Huntington quyết định bỏ việc để đi vòng quanh nước Mỹ. Blogger này có phong cách chụp ảnh cổ điển, hoàn toàn không dùng công nghệ để can thiệp. Nhờ mang đến cho người xem những bức ảnh chân thật nhất về những nơi đã qua, cách anh thưởng thức cuộc sống, trang Instagram của Foster có lượng người theo dõi tăng nhanh chóng mặt (vượt trên con số 1 triệu).
Ảnh chụp ngôi nhà trên cây của Foster Huntington.
Theo từng năm, nhu cầu tương tác qua mạng xã hội của khách du lịch ngày càng tăng. Ngày nay, nhóm khách hàng trẻ luôn đòi hỏi những yêu cầu, thắc mắc của họ phải được các hãng hàng không, công ty du lịch… trả lời và giải quyết nhanh chóng, thông qua mạng xã hội. Điều này làm thay đổi hoàn toàn chiến lược chăm sóc khách hàng của toàn bộ ngành du lịch.
Theo số liệu của Chris Kerns, các hãng hàng không ở Mỹ có tỷ lệ giải đáp thắc mắc của khách hàng thông qua mạng xã hội Twitter là 98% (năm 2015) và 99% (năm 2016). Tỷ lệ tương ứng đối với các thương hiệu nhà hàng, khách sạn lớn là 88% và 91%.
3. Cơ hội tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Trong khi một số công ty vẫn đang loay hoay thay đổi cách thức giao tiếp, một số khác tiến bộ hơn đã bắt đầu tận dụng mạng xã hội để tìm kiếm khách hàng. Dựa trên công cụ tìm kiếm được cung cấp sẵn từ mạng xã hội, cùng với chiến lược cụ thể, các công ty có thể dễ dàng xây dựng mối liên kết với nhóm người có nhu cầu du lịch. Cùng thảo luận ý tưởng, lên kế hoạch cho chuyến du lịch với khách hàng là một cách tiếp cận rất tuyệt vời.
Mạng xã hội là tương lai của ngành du lịch. Những tiến bộ trong công nghệ sẽ dẫn đến nhiều thay đổi trong hoạt động quảng bá, tiếp thị sản phẩm.
Nhưng đi cùng với thách thức luôn là những cơ hội. Mạng xã hội đã thay đổi hoàn toàn cách thức tiếp nhận, trao đổi thông tin giữa các đơn vị kinh doanh và khách hàng.
Tác giả bài viết: Hải Âu
Nguồn tin: