Giáo dục

Lớp học tiếng Anh '0 đồng' cho trẻ tự kỷ của thầy giáo 'khùng'

Nhiều năm qua, anh một mình mở lớp học “0” đồng cho sinh viên nghèo, không những thế anh còn thực hiện một chương trình tiếng anh dành cho trẻ tự kỷ.

Tìm đến trẻ tự kỷ… dạy tiếng Anh

Người mà chúng tôi muốn nhắc đến chính là anh Nguyễn Tự Sánh, SN 1990 (giảng viên Khoa tiếng Anh, ĐH Hà Nội). Anh đã biến những điều không thể thành có thể từ sự tâm huyết của mình.

Nhắc đến những việc đã làm, anh chỉ cười “có gì đâu mà “khoe” chứ. Chỉ mong sao những em nhỏ nghèo khó được có cơ hội tiếng xúc gần hơn với môn tiếng Anh này”. Cứ thế, những ngày tháng gian nan với những đứa trẻ tự kỷ cứ thế ùa về với anh.

Anh bảo, hơn 6 tháng thực hiện dự án Trẻ tự kỷ học tiếng anh tại trường Lâm Nhi (Ba Đình, Hà Nội) cũng là quãng thời gian anh được học nhiều điều. Anh không coi đó là gánh nặng, nỗi vất vả hay e ngại nữa mà trở thành niềm vui, hạnh phúc, nhiều ý nghĩa.

Chàng trai cống hiến hết mình vì những đam mê của mình.


“Dự án dạy trẻ tự kỷ học tiếng Anh được tôi cùng nhóm thiện nguyện của mình thực hiện trong vòng 6 tháng. Ban đầu, ai cũng bảo rằng đó là 1 ý tưởng điên rồ vì tiếng Anh, trẻ em bình thường học còn khó huống chi là trẻ tự kỷ. Rồi cũng có rất nhiều bạn bè, tình nguyện viên thấy khó quá nên lần lượt bỏ cuộc. Nhưng, tôi đã quyết tâm thì không bao giờ bỏ cuộc.

Tôi cùng một số thành viên khác liên hệ nhờ hai cô giáo khoa giáo dục đặc biệt của trường Đại học Sư Phạm giúp đỡ. Họ đã hướng dẫn cho chúng tôi một số kỹ năng, kiến thức đối với trẻ tự kỷ.

Cứ thế, chúng tôi phải học khá nhiều điều mới có thể tiếp xúc được với trẻ tự kỷ. Mình cũng được tham gia vào công tác chăm sóc trẻ tự kỷ như thế nào, dạy cho chúng cách ăn, rửa mặt gấp đồ, đi vệ sinh”, thầy Sánh chia sẻ.

Cũng theo anh Sánh, mỗi một buổi lên lớp là một trải nghiệm. Bởi trẻ tự kỷ thích chơi một mình, không giống những đứa trẻ khác. Chính vì thế, ngay bản thân anh cũng phải tự mình học hỏi rất nhiều để trẻ tự kỷ gần mình hơn. Và hơn thế, thầy Sánh phải nghiên cứu, tìm ra những đoạn video hoạt hình bằng tiếng Anh thú vị để thu hút sự chú ý của trẻ trong từng lớp học.

“Kết thúc 6 tháng học, anh đã gần được với những đứa trẻ tự kỷ đó hơn. Khi hỏi một số câu tiếng Anh chúng đã biết và làm theo.

“Thành công lớn nhất của chúng tôi đó chính là những nụ cười của các em nhỏ, hoặc những câu cảm ơn tuy vẫn còn rụt rè nhưng chúng ta biết nói ra. Và hơn hết chính là hiện nay đã có rất nhiều bà mẹ có con tự kỷ liên lạc với chúng tôi mong muốn được giúp đỡ”, anh Sánh chia sẻ.

Mở lớp học “0 đồng" tại quê nhà

Có tiếp xúc, chúng tôi mới thấy được sự tâm huyết của “chàng trai khùng” này dành cho dự án “Lớp học vì cộng đồng”.

“Cách đây hai năm, sau khi học xong tôi được nhận làm giảng viên tại trường Đại Học Hà Nội nhưng quả thực, thấy nhiều bạn trẻ vẫn chưa có cơ hội được tiếp xúc gần hơn với môn học tiếng Anh. Và nếu có đi học bên ngoài thì giá rất đắt, học sinh nghèo không thể theo học được. Vì thế, tôi đã nghĩ đến việc sao không dùng những kiến thức của mình giúp những em học sinh nghèo.

Nên dự án “Lớp học vì cộng đồng” mới được hình thành. Nhưng, ý tưởng đó ban đầu chỉ nhận được những cái lắc đầu, lời khuyên… “đừng có điên”, đừng ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng. Và còn cả những thiếu thốn về cơ sở vật chất, tất cả đều là con số 0 tròn trĩnh”.

Lớp học "0" đồng của chàng "khùng"


Nhưng “chàng trai khùng” này không chịu đầu hàng. Anh bắt đầu đi mượn tiền thuê lớp học, loa đài và vận động những bạn bè giỏi tiếng Anh có thể đứng lớp giúp đỡ anh để dự án được được thực hiện.

Sau 8 tháng chuẩn bị, đến cuối năm 2014 thì “lớp học vì cộng đồng” ra đời, thu hút rất nhiều em học sinh, sinh viên nghèo đến lớp. Những điều anh làm không chỉ mang cơ hội cho những em học sinh nghèo mà còn truyền cảm hứng, sự nhiệt tình đến các bạn trẻ.

Không chỉ mở các lớp học tiếng anh “0” đồng tại Hà Nội mà “chàng trai khùng” còn về quê tại Phúc Thọ (Hà Nội) vận động các em nhỏ trong làng xóm tham gia học tiếng Anh cùng mình.

“Tôi về quê, thấy các em nhỏ tại quê học tiếng Anh ít quá nên vận động để bố mẹ các em cho đi học. Có những người còn lo ngại rằng không biết có thực sự được học miễn phí hay không. Rồi, có những buổi tôi cùng các bạn trong “lớp học vì cộng đồng” tổ chức thêm dự án Trẻ em nghèo và chất động màu da cam tại chùa Tứ Kì (Hoàng Mai, Hà Nội).

Tác giả bài viết: Mai Thu

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok