Tại hội nghị giao ban công tác quản lý nhà nước tháng 7-8/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông sáng 6/9, lợi nhuận của các “đại gia” viễn thông 8 tháng đầu năm lần lượt được công bố.
Cụ thể, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) Trần Mạnh Hùng cho biết, trong 8 tháng đầu năm 2016, tổng doanh thu của VNPT ước đạt hơn 83.000 tỷ đồng, bằng 63% kế hoạch năm.
Về lợi nhuận, VNPT đã thực hiện được khoảng 66,5% kế hoạch năm, tương đương 2.838 tỷ đồng.
Các nhà mạng đã kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông bỏ quy định quản lý giá sàn điện thoại quốc tế chiều về để dịch vụ này khỏi bị sụt giảm doanh thu do cạnh tranh với các dịch vụ OTT.
Đối với Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Phó tổng giám đốc Bùi Sơn Nam cho biết, doanh thu của MobiFone trong tháng 8 đạt khoảng hơn 2.045 tỷ đồng, lũy kế 8 tháng đạt xấp xỉ 24.033 tỷ đồng, hoàn thành 67% kế hoạch Bộ Thông tin và Truyền thông giao, tăng trưởng khoảng 12% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Nam cũng cho biết, về lợi nhuận trước thuế 8 tháng đầu năm, MobiFone đạt được 3.886 tỷ đồng, tương đương khoảng 74% kế hoạch năm. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu đạt mức 19,37% và nộp ngân sách nhà nước 3.704 tỷ đồng.
Trong khi đó, với mạng di động lớn nhất là Viettel, theo số liệu từ Phó tổng giám đốc Hoàng Sơn, tổng doanh thu của Viettel trong 8 tháng đầu năm nay đạt khoảng 144 nghìn tỷ đồng, tổng lợi nhuận trước thuế xấp xỉ 25.000 tỷ đồng.
Như vậy, lợi nhuận trước thuế của Viettel trong 8 tháng đầu năm gấp 3,7 lần lợi nhuận của cả VNPT và MobiFone cộng lại.
Cũng liên quan đến hoạt động kinh doanh viễn thông, tại buổi họp giao ban trên, các nhà mạng đã kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông bỏ quy định quản lý giá sàn điện thoại quốc tế chiều về để dịch vụ này khỏi bị sụt giảm doanh thu do cạnh tranh với các dịch vụ OTT.
Theo ông Bùi Sơn Nam, từ đầu năm đến nay, lượt điện thoại quốc tế chiều về của MobiFone giảm rất nhanh, tháng 8 giảm 15% so với tháng 7, do người dùng chuyển sang dùng dịch vụ OTT gọi miễn phí.
Ông Sơn cũng cho biết các đối tác nước ngoài của MobiFone đã kêu rất nhiều về việc quản lý giá sàn điện thoại quốc tế chiều về của Việt Nam.
Trong khi đó, ông Trần Mạnh Hùng cho hay, việc kinh doanh dịch vụ quốc tế của VNPT hiện ở tình trạng cả lưu lượng chiều đi và đến đều sụt giảm. Do đó, Bộ cần xem xét lại văn bản quản lý về mức giá sàn điện thoại quốc tế được ban hành từ năm 2014 đến nay đã không còn phù hợp nữa, ông kiến nghị.
Cụ thể, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) Trần Mạnh Hùng cho biết, trong 8 tháng đầu năm 2016, tổng doanh thu của VNPT ước đạt hơn 83.000 tỷ đồng, bằng 63% kế hoạch năm.
Về lợi nhuận, VNPT đã thực hiện được khoảng 66,5% kế hoạch năm, tương đương 2.838 tỷ đồng.
Các nhà mạng đã kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông bỏ quy định quản lý giá sàn điện thoại quốc tế chiều về để dịch vụ này khỏi bị sụt giảm doanh thu do cạnh tranh với các dịch vụ OTT.
Ông Nam cũng cho biết, về lợi nhuận trước thuế 8 tháng đầu năm, MobiFone đạt được 3.886 tỷ đồng, tương đương khoảng 74% kế hoạch năm. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu đạt mức 19,37% và nộp ngân sách nhà nước 3.704 tỷ đồng.
Trong khi đó, với mạng di động lớn nhất là Viettel, theo số liệu từ Phó tổng giám đốc Hoàng Sơn, tổng doanh thu của Viettel trong 8 tháng đầu năm nay đạt khoảng 144 nghìn tỷ đồng, tổng lợi nhuận trước thuế xấp xỉ 25.000 tỷ đồng.
Như vậy, lợi nhuận trước thuế của Viettel trong 8 tháng đầu năm gấp 3,7 lần lợi nhuận của cả VNPT và MobiFone cộng lại.
Cũng liên quan đến hoạt động kinh doanh viễn thông, tại buổi họp giao ban trên, các nhà mạng đã kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông bỏ quy định quản lý giá sàn điện thoại quốc tế chiều về để dịch vụ này khỏi bị sụt giảm doanh thu do cạnh tranh với các dịch vụ OTT.
Theo ông Bùi Sơn Nam, từ đầu năm đến nay, lượt điện thoại quốc tế chiều về của MobiFone giảm rất nhanh, tháng 8 giảm 15% so với tháng 7, do người dùng chuyển sang dùng dịch vụ OTT gọi miễn phí.
Ông Sơn cũng cho biết các đối tác nước ngoài của MobiFone đã kêu rất nhiều về việc quản lý giá sàn điện thoại quốc tế chiều về của Việt Nam.
Trong khi đó, ông Trần Mạnh Hùng cho hay, việc kinh doanh dịch vụ quốc tế của VNPT hiện ở tình trạng cả lưu lượng chiều đi và đến đều sụt giảm. Do đó, Bộ cần xem xét lại văn bản quản lý về mức giá sàn điện thoại quốc tế được ban hành từ năm 2014 đến nay đã không còn phù hợp nữa, ông kiến nghị.
Tác giả bài viết: Thủy Diệu