Giáo dục

Lời khuyên trước khi thi môn tiếng Anh THPT quốc gia

Xét theo đề thi tháng 6-2017 và đề thi tham khảo THPT quốc gia môn tiếng Anh năm 2018 của Bộ Giáo dục - Đào tạo thì năm nay đề thi tiếng Anh vẫn là hình thức trắc nghiệm (thi trắc nghiệm 50 câu, thời gian 60 phút). Nội dung cần bám sát sách giáo khoa lớp 11 và lớp 12.

Để có kết quả tốt cho kỳ thi này với thời gian cận kề, các em học sinh khối 12 cần lưu ý:

1. Đối tượng:

- Đối tượng A: Nếu môn Anh là môn chủ lực cho việc xét điểm vào trường ĐH, CĐ. Mục tiêu điểm số: dựa theo năng lực bản thân cần xác định rõ số điểm mình mong muốn đạt là bao nhiêu? (từ 7-9 điểm)

- Đối tượng B: Nếu môn Anh chỉ là một trong số các môn phải thi. Mục tiêu điểm số: Cần phấn đấu để có số điểm bao nhiêu? (từ 5-6 điểm)

2 Nội dung ôn thi:

+ Ngữ âm (4 câu):

- Phát âm: một số cách phát âm cơ bản như sau:

- Pronunciation of -ed

- Pronunciation of -s / -es

- Pronunciation of ch , th , c, t, …..

- Silent letters

- long vowels and short vowels

- Trọng âm: Cần chú ý xác định một số quy luật cơ bản nhấn trọng âm và luyện tập thường xuyên.

+ Ngữ pháp - Từ vựng - Đồng nghĩa - Trái nghĩa (16 câu)

Học sinh lớp 12 ôn thi môn tiếng Anh

Ngữ pháp :

Các thì trong tiếng Anh (Tenses), sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ (Subject - verb agreement), câu chủ động - bị động (Active - Passive voice), câu trực tiếp - gián tiếp (Direct - Indirect speech),

Câu hỏi đuôi (Tag questions).

Sentences ( simple sentence, compound sentence, complex sentence and mix sentence). Những điểm cần chú ý về câu (sentence) : Noun clause, Adjective clause, Adverb clause. Câu điều kiện (Conditional sentence), câu mong ước (Wish/ If only). Tính từ / trạng từ và các cách so sánh (Adj / adv. / Comparison), câu giả định (Subjunctive).

Động từ khiếm khuyết (Modal Verbs), đảo ngữ (Inversion), các từ nối (Connectives), Gerunds / Participles / Infinitives. Cần chú ý đến một số động từ theo sau là nguyên thể hoàn thành và phân từ hoàn thành.

Từ vựng:

Các từ cơ bản trong sách giáo khoa tiếng Anh 11 và 12.

Một số động từ / tính từ / danh từ theo sau giới từ.

Cách sử dụng to get / to make / to do / to have / to be / to go… ở một số trường hợp.

Một số thành ngữ, ngữ đi với giới từ.

Tiền tố và hậu tố (prefixes and suffixes).

Các từ hay gây sự nhầm lẫn (confusing words).

+ Chức năng giao tiếp (2 câu):

Các câu giao tiếp đơn giản hằng ngày như cảm ơn, xin lỗi, lời hứa, lời đề nghị, lời khen ngợi, lời gợi ý, lời chào và lời hỏi thăm sức khỏe.

+ Ba bài đọc (20 câu)

Có 2 dạng bài đọc trong đề thi : Đọc điền từ vào chỗ trống và đọc hiểu trả lời câu hỏi.

- Đọc điền từ vào chỗ trống: Cần kiến thức về ngữ pháp, từ vựng, loại từ để vận dụng vào dạng bài tập này. Phải nhanh nhẹn phán đoán nghĩa từ trong văn cảnh của một đoạn văn để chọn từ thích hợp cho mỗi chỗ trống.

- Đọc hiểu trả lời câu hỏi: Thường thì các bài đọc hiểu sẽ gần với các chủ đề trong sách giáo khoa. Cần có kỹ năng skimming and scanning đọc lướt nội dung bài đọc, chiến thuật làm bài, kỹ năng đoán từ gần nghĩa, vốn từ vựng nhiều.

+ Tìm lỗi sai (3 câu): Có kiến thức ngữ pháp và từ vựng sẽ dễ dàng nhận ra lỗi sai trong câu. Cần dùng phương pháp loại trừ nếu câu ở dạng khó.

+Tìm câu gần nghĩa (3 câu): Vận dụng các cấu trúc ngữ pháp.

+ Kết hợp câu (2 câu): Tập trung vào các điểm ngữ pháp cơ bản.

Cần nhớ những nguyên tắc cơ bản sau:

- Nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa.

- Tập luyện thường xuyên giải đề và khi làm mỗi câu không quá 1 phút.

- Làm lại những câu sai, học ôn thường xuyên những cấu trúc, từ vựng, ngữ pháp trong các đề ôn.

- Chuyên cần luyện tập làm bài đọc.

- Khi thi không bỏ trống câu nào.

Tác giả: Nguyễn Kim Chi (Giảng viên Trường ĐH Sài Gòn)

Nguồn tin: Báo Người lao động

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok