Sử dụng nhiều nền tảng mạng xã hội là chuyện phổ biến từ nhiều năm nay, tuy nhiên một bộ phận không nhỏ người dùng do công việc không đòi hỏi, lại không muốn phân tâm nên hầu như chỉ hoạt động ở một nơi. Rất nhiều người sử dụng Facebook từ những ngày đầu vẫn tiếp tục coi đây là "sân chơi" duy nhất trên không gian số dù bạn bè xung quanh "chơi" thêm Zalo, X, Instagram... Tuy nhiên, nhiều người trong số họ quyết định thay đổi sau sự cố của Facebook đêm 5/3.
"Mình không thể phụ thuộc vào một nền tảng duy nhất nữa, vì có thể sẽ mất toàn bộ dữ liệu liên quan đến công việc, hình ảnh kỷ niệm, liên lạc... khi sự cố tương tự xảy ra, mà sự cố như vậy rất có thể lặp lại", chị Nguyễn Vinh, 41 tuổi, sống ở Hà Nội, tâm sự với bạn bè trên Zalo, tài khoản mà lâu nay chị hầu như không sử dụng.
Nhóm bạn của chị Minh Hà (44 tuổi, Hà Nam) cũng lần đầu tiên lập group trên Zalo để nói chuyện phiếm, sau khi cuộc trò chuyện của họ bỗng dưng đứt đoạn ở Messenger đêm qua.
"Hồi trước mình quen nghĩ Facebook là ngôi nhà trên mạng của mình, dùng làm kho cất giữ kỷ niệm cho rất nhiều năm sau. Nhưng qua sự cố này mới thấy ngôi nhà nào cũng có thể sập, không thể phụ thuộc, dựa dẫm vào một nơi. Tốt nhất là hoạt động trên nhiều nền tảng để có 'sơ cua' khi cần thiết", ý kiến của ông Lâm (Hà Nội) được nhiều bạn bè đồng tình.
Khoảng 22h ngày 5/3, Facebook và nhiều nền tảng mạng xã hội khác của Meta gặp sự cố trên toàn cầu khiến hàng triệu người dùng không thể đăng nhập ứng dụng. Người dùng đồng loạt nhắn tin trên các nền tảng mạng xã hội khác với tâm trạng hoảng hốt. Suy nghĩ thường gặp nhất là tài khoản Facebook bị hack, vì thế mọi người hoang mang hỏi nhau về khả năng bảo mật của tài khoản và cách xử trí.
Sau khi thấy bạn bè, người quen đều đồng loạt bị "bật" ra khỏi ứng dụng và không thể đăng nhập trở lại, mọi người nhanh chóng nhận ra Facebook gặp sự cố và đua nhau kể về những cảm nhận tức thời của mình: "Em khóc hu hu vì tưởng bị hacker cướp mất Facebook. Tài khoản của em là cần câu cơm, mất thì em chết mất", một cô gái bán hàng online chia sẻ.
Nhiều người khác than phiền vì một khi bị đăng xuất, họ không biết làm sao để vào lại vì không nhớ mật khẩu.
Người dùng Facebook hoang mang vì sợ mất tài khoản. (Ảnh chụp màn hình) |
Mạng xã hội lớn thứ hai thế giới là X(Twitter) cũng thường xuyên là nơi người dùng tìm đến mỗi khi Facebook gặp trục trặc. Đây là địa chỉ "uy tín" để lãnh đạo Meta cập nhật thông tin tới người dùng mỗi khi nền tảng của họ gặp sự cố.
Tài khoản mang tên CEO Mark Zuckerberg dưới hình thức parody (bắt chước) cũng hài hước đăng bài trấn an người dùng cứ 'chill' đi trên X (Twitter). Bài đăng này khuyên người dùng nên thư giãn và vấn đề sẽ được giải quyết trong vài phút tới.
Tài khoản parody của CEO Meta Mark Zuckerberg chia sẻ về thông tin Facebook gặp sự cố trên toàn cầu. |
Đêm 5/3 và sáng 6/3, các nền tảng mạng xã hội tràn ngập bài đăng hài hước và ảnh chế về sự kiện này. Khi Facebook hoạt động trở lại, thành viên các page vốn nhộn nhịp như "đón giao thừa" đua nhau chế ảnh hài hước theo muôn sắc thái khác nhau.
Một số ảnh chế hài hước về sự cố "sập" Facebook:
Dân mạng hài hước chế ảnh ông chủ Facebook đi đám cưới tại Ấn Độ, nhân viên của công ty đã tranh thủ nghịch ngợm khiến Facebook bị lỗi (Ảnh: Hin). |
Page VTV24 cũng nhanh chóng bắt trend cập nhật sau sự cố. (Ảnh: VTV24) |
Nhà nhà người người đua nhau vào Zalo khi Facebook xảy ra sự cố. (Ảnh: Thế Anh 28) |
Bức ảnh hài hước mô tả sự cần thiết của Zalo. (Ảnh: Bí mật Showbiz) |
Khi Facebook sập mọi người mới nhận ra sự quan trọng của nền tảng Zalo. (Ảnh: Thể thao 247) |
Nhiều người dùng đã phải tìm những sự lựa chọn thay thế sang Zalo. (Ảnh: Mỏ Hỗn) |
Page Dân An Giang mô tả đúng tình trạng khi Facebook bị sập. (Ảnh: Dân An Giang) |
Tưởng rằng mọi người sẽ tạm rời xa mạng xã hội nhưng không vì đã có Zalo. (Ảnh: Trần Lê Ngọc Thắng) |
Liệu Zalo có nghĩ thế này. (Ảnh: Thanh Trần) |
Có người còn dùng email để xin số điện thoại kết bạn Zalo. (Ảnh: Trường Người Ta) |
Tác giả: NHẬT THUỲ
Nguồn tin: vtcnews.vn