LTS: Nhằm hạn chế bệnh thành tích và nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, thầy giáo Đỗ Tấn Ngọc trong bài viết trước đã đưa ra giải pháp cho học sinh chủ động đánh giá giáo viên.
Trong bài viết này, thầy giáo Trần Trí Dũng (đến từ Quảng Ninh) tiếp tục bàn luận sâu hơn như thế nào là học sinh đánh giá giáo viên.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả!
Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 31/10/2016 có đăng bài viết: "Học sinh, sinh viên đánh giá giáo viên, tại sao không?" của thầy giáo Đỗ Tấn Ngọc nhận được nhiều sự ủng hộ của người đọc.
Nội dung bài báo đề cập vấn đề nên để học sinh, sinh viên đánh giá giáo viên, từ đó làm tăng hiệu quả giảng dạy.
Để làm rõ hơn những như thế nào là học sinh đánh giá giáo viên, tôi có bài viết đóng góp ý kiến, mong các bạn độc giả cùng quan tâm trao đổi:
Người Việt Nam được hưởng một nền giáo dục có bề dày truyền thống, trong đó người thầy có vai trò truyền thụ, trang bị kiến thức còn trò tiếp nhận, lĩnh hội.
Quan niệm này nhiều khi được cho là đã cổ xưa và phản ánh theo như một công thức thể hiện phương pháp giảng dạy là "thầy chép, trò ghi", và dường như đó là một sự áp đặt.
Sự đánh giá có thể được thực hiện theo định kỳ, trên cơ sở đó, Bộ có thể ban hành mẫu đánh giá hoặc cũng có thể linh hoạt để học sinh, sinh viên tự viết đánh giá trong sự cảm nhận về giáo viên mình.
Đứng trước nhu cầu đổi mới, phương pháp giảng dạy của các giáo viên cũng cần thiết phải thay đổi để làm tăng chất lượng giáo dục.
Tuy nhiên, đổi mới theo hướng nào, với phương pháp nào cũng là cả một vấn đề chứ không phải một sớm một chiều có thể được ngay bởi những quan niệm cũ đã ăn sâu dường như đã thành một truyền thống.
Trong quá trình đó, với phương châm lấy học sinh và hoạt động học của học sinh làm trung tâm, phương pháp giảng dạy của các giáo viên cần thiết phải đổi mới.
Trong khi chưa có một sự định hình cụ thể thì những sự nhận xét, đánh giá trực tiếp từ học sinh, sinh viên đang là những đối tượng tiếp nhận kiến thức đóng vai trò quan trọng; đây được xem là một sự đổi mới trong quá trình giáo dục.
Khi đứng trước yêu cầu học sinh, sinh viên sẽ đánh giá cách giảng dạy, các giáo viên sẽ phải năng động hơn trong giảng dạy, từ đó kịp điều chỉnh và đúc kết kinh nghiệm cho mình; khiến môi trường học tập trở nên thân thiện và dân chủ hơn.
Giáo dục có thể được xem như một nghệ thuật, người giáo viên như những nghệ sĩ và người học là những khán giả đặc biệt.
Vì thế, những ý kiến đánh giá đóng góp từ khán giả sẽ giúp người nghệ sĩ - giáo viên hoàn thiện mình.
Thiết nghĩ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần ban hành văn bản cụ thể về việc học sinh, sinh viên có thể nhận xét, đánh giá giáo viên trong quá trình giảng dạy.
Về phía các giáo viên, điều cần thiết là phải đón nhận chủ trương để học sinh nhận xét, đánh giá mình với một tinh thần cầu thị.
Ở đây, sự nhận xét, đánh giá của học sinh, sinh viên có thể được xem như một căn cứ để xét các danh hiệu thi đua, xét thưởng cho các giáo viên.
Việc học sinh, sinh viên có thể nhận xét, đánh giá giáo viên, theo đó được xem là một động lực thúc chất lượng giảng dạy.
Ở đây cần thiết phải thấy rằng, nghề dạy nói riêng và kiến thức nói chung là một sự định chuẩn.
Tuy thế luôn cần có sự linh hoạt trong cách nhìn nhận và thể hiện, vì thế sự nhận xét đánh giá của người học luôn góp phần làm hoàn thiện cho sự định chuẩn đó.
Cùng với việc để nói lên những lời nhận xét, đánh giá của mình cũng cần thiết để học sinh nói lên những tâm tư nguyện vọng.
Các vấn đề bức xúc trong giáo dục như lạm thu ở trường học, dạy thêm học thêm, bạo lực học đường rất cần có những ý kiến trực tiếp từ chính các em.
Những ý kiến này cùng với những nhận xét giáo viên cần được tiến hành ở những buổi sinh hoạt lớp, qua đó các giáo viên có điều kiện gần gũi các em hơn mà không có khoảng cách.
Để đảm bảo hiệu quả giáo dục rất cần một cái nhìn đa chiều.
Việc nhận xét, đánh giá từ phía học sinh, sinh viên đối với giáo viên sẽ là một kênh thông tin quan trọng, đây thực sự sẽ là một bước chấm phá trong đổi mới giáo dục.
Bấy lâu nay môi trường giáo dục vẫn được xem là một khoảng trời riêng của các giáo viên và học sinh, sinh viên. Vì thế, hãy để tự nó vận động và phát triển theo chiều hướng tích cực nhất.
Chất lượng giáo viên quyết định chất lượng giáo dục.
Việc đóng góp xây dựng của người học cũng sẽ là một động lực thúc đẩy nâng cao chất lượng lượng giáo dục trong cách nhìn đa diện của vấn đề.
Việc lấy nhận xét, đánh giá từ phía người học đối với giáo viên theo đó nên được thực hiện từ lớp 3 trở đi cho đến hết các bậc học.
Đây sẽ là một sự phản chiếu tốt để các giáo viên soi lại mình và các nhà quản lý giáo dục có những điều chỉnh các chính sách thích hợp!
Trong bài viết này, thầy giáo Trần Trí Dũng (đến từ Quảng Ninh) tiếp tục bàn luận sâu hơn như thế nào là học sinh đánh giá giáo viên.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả!
Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 31/10/2016 có đăng bài viết: "Học sinh, sinh viên đánh giá giáo viên, tại sao không?" của thầy giáo Đỗ Tấn Ngọc nhận được nhiều sự ủng hộ của người đọc.
Nội dung bài báo đề cập vấn đề nên để học sinh, sinh viên đánh giá giáo viên, từ đó làm tăng hiệu quả giảng dạy.
Để làm rõ hơn những như thế nào là học sinh đánh giá giáo viên, tôi có bài viết đóng góp ý kiến, mong các bạn độc giả cùng quan tâm trao đổi:
Người Việt Nam được hưởng một nền giáo dục có bề dày truyền thống, trong đó người thầy có vai trò truyền thụ, trang bị kiến thức còn trò tiếp nhận, lĩnh hội.
Quan niệm này nhiều khi được cho là đã cổ xưa và phản ánh theo như một công thức thể hiện phương pháp giảng dạy là "thầy chép, trò ghi", và dường như đó là một sự áp đặt.
Sự đánh giá có thể được thực hiện theo định kỳ, trên cơ sở đó, Bộ có thể ban hành mẫu đánh giá hoặc cũng có thể linh hoạt để học sinh, sinh viên tự viết đánh giá trong sự cảm nhận về giáo viên mình.
Đứng trước nhu cầu đổi mới, phương pháp giảng dạy của các giáo viên cũng cần thiết phải thay đổi để làm tăng chất lượng giáo dục.
Tuy nhiên, đổi mới theo hướng nào, với phương pháp nào cũng là cả một vấn đề chứ không phải một sớm một chiều có thể được ngay bởi những quan niệm cũ đã ăn sâu dường như đã thành một truyền thống.
Trong quá trình đó, với phương châm lấy học sinh và hoạt động học của học sinh làm trung tâm, phương pháp giảng dạy của các giáo viên cần thiết phải đổi mới.
Trong khi chưa có một sự định hình cụ thể thì những sự nhận xét, đánh giá trực tiếp từ học sinh, sinh viên đang là những đối tượng tiếp nhận kiến thức đóng vai trò quan trọng; đây được xem là một sự đổi mới trong quá trình giáo dục.
Khi đứng trước yêu cầu học sinh, sinh viên sẽ đánh giá cách giảng dạy, các giáo viên sẽ phải năng động hơn trong giảng dạy, từ đó kịp điều chỉnh và đúc kết kinh nghiệm cho mình; khiến môi trường học tập trở nên thân thiện và dân chủ hơn.
Giáo dục có thể được xem như một nghệ thuật, người giáo viên như những nghệ sĩ và người học là những khán giả đặc biệt.
Vì thế, những ý kiến đánh giá đóng góp từ khán giả sẽ giúp người nghệ sĩ - giáo viên hoàn thiện mình.
Thiết nghĩ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần ban hành văn bản cụ thể về việc học sinh, sinh viên có thể nhận xét, đánh giá giáo viên trong quá trình giảng dạy.
Về phía các giáo viên, điều cần thiết là phải đón nhận chủ trương để học sinh nhận xét, đánh giá mình với một tinh thần cầu thị.
Ở đây, sự nhận xét, đánh giá của học sinh, sinh viên có thể được xem như một căn cứ để xét các danh hiệu thi đua, xét thưởng cho các giáo viên.
Việc học sinh, sinh viên có thể nhận xét, đánh giá giáo viên, theo đó được xem là một động lực thúc chất lượng giảng dạy.
Ở đây cần thiết phải thấy rằng, nghề dạy nói riêng và kiến thức nói chung là một sự định chuẩn.
Tuy thế luôn cần có sự linh hoạt trong cách nhìn nhận và thể hiện, vì thế sự nhận xét đánh giá của người học luôn góp phần làm hoàn thiện cho sự định chuẩn đó.
Cùng với việc để nói lên những lời nhận xét, đánh giá của mình cũng cần thiết để học sinh nói lên những tâm tư nguyện vọng.
Các vấn đề bức xúc trong giáo dục như lạm thu ở trường học, dạy thêm học thêm, bạo lực học đường rất cần có những ý kiến trực tiếp từ chính các em.
Những ý kiến này cùng với những nhận xét giáo viên cần được tiến hành ở những buổi sinh hoạt lớp, qua đó các giáo viên có điều kiện gần gũi các em hơn mà không có khoảng cách.
Để đảm bảo hiệu quả giáo dục rất cần một cái nhìn đa chiều.
Việc nhận xét, đánh giá từ phía học sinh, sinh viên đối với giáo viên sẽ là một kênh thông tin quan trọng, đây thực sự sẽ là một bước chấm phá trong đổi mới giáo dục.
Bấy lâu nay môi trường giáo dục vẫn được xem là một khoảng trời riêng của các giáo viên và học sinh, sinh viên. Vì thế, hãy để tự nó vận động và phát triển theo chiều hướng tích cực nhất.
Chất lượng giáo viên quyết định chất lượng giáo dục.
Việc đóng góp xây dựng của người học cũng sẽ là một động lực thúc đẩy nâng cao chất lượng lượng giáo dục trong cách nhìn đa diện của vấn đề.
Việc lấy nhận xét, đánh giá từ phía người học đối với giáo viên theo đó nên được thực hiện từ lớp 3 trở đi cho đến hết các bậc học.
Đây sẽ là một sự phản chiếu tốt để các giáo viên soi lại mình và các nhà quản lý giáo dục có những điều chỉnh các chính sách thích hợp!
Tác giả bài viết: Trần Trí Dũng
Nguồn tin: