Pháp luật

Lái xe có "hơi men" sẽ bị phạt tới 18 triệu đồng

Ngoài bị phạt tiền, những người lái xe sau khi uống rượu, bia còn chịu hình phạt bổ sung khá nặng là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 4 đến 6 tháng. Đây là sự thay đổi rất lớn so với quy định hiện hành, với mức phạt tương ứng chỉ là tối đa là 15 triệu đồng và tước GPLX 3 tháng.


laixecohoimensebiphattoi18trieudong

Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định các mức phạt liên quan đến hành vi điều khiển xe khi lái xe đã uống rượu, bia cụ thể như sau:

Điều 5 quy định việc xử phạt đối với người điều khiển ôtô có các mức như sau:

- Khoản 6, điểm a: Phạt tiền từ 2 triệu đến 3 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Ngoài ra, áp dụng thêm hình phạt bổ sung; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

- Khoản 8, điểm b: Phạt tiền từ 7 triệu đến 8 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở .

Ngoài ra, áp dụng thêm hình phạt bổ sung: tước quyền sử dụng GPLX từ 03 tháng đến 05 tháng;

- Khoản 9, điểm a: Phạt tiền từ 16 triệu đến 18 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở .

Ngoài ra áp dụng thêm hình phạt bổ sung; tước quyền sử dụng GPLX từ 04 tháng đến 06 tháng.

Tại điều 6 quy định việc xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) với các mức cụ thể như sau:

- Khoản 6: Phạt tiền từ 1 triệu đến 2 triệu đồng đối với người Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Ngoài ra áp dụng thêm hình phạt bổ sung; tước quyền sử dụng GPLX từ 01 tháng đến 03 tháng;

- Khoản 8, điểm c: Phạt tiền từ 3 triệu đến 4 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Ngoài ra áp dụng thêm hình phạt bổ sung: tước quyền sử dụng GPLX từ 03 tháng đến 05 tháng.

2laixecohoimensebiphattoi18trieudong

Trong khi đó, đối với xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng với các mức phạt từ 400.000 đồng đến tối đa 7 triệu đồng đối với từng trường hợp nồng độ cồn trong người, đi kèm với đó là mức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi Điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi Điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng.

Tuy nhiên, Nghị định 46/2016/NĐ-CP không quy định các mức xử phạt người sử dụng xe đạp, xe đạp máy (*) mà đã uống rượu, bia, đây sẽ là một kẽ hở khi mà hiện nay xe đạp điện là phương tiện di chuyển khá phổ biến ở các thành phố lớn và nguy cơ gây tai nạn của người điều khiển khi đã uống rượu, bia là không hề nhỏ.

Tác giả bài viết: Như Phúc

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok