Trong khi lãi suất cho vay bình quân dao động quanh mức 10%/năm thì 7,9%/năm là lãi suất huy động cao ngất ngưởng. Tuy nhiên, tại nhiều ngân hàng, để được hưởng mức lãi tối đa này, khách hàng phải là đại gia khi gửi những khoản tiền khổng lồ, có nơi lên đến hơn 500 tỷ đồng.
Chỉ cho đại gia
Saocombank chỉ trả cho khách hàng mức lãi suất tối đa 6,8%/năm cho các kỳ hạn 12, 15, 18, 24 và 36 tháng. Nhưng Sacombank áp dụng mức lãi suất vượt trội 7,55%/năm cho khách hàng đại gia, những người có thể gửi vào ngân hàng số tiền lên tới 500 tỷ đồng.
500 tỷ đồng là số tiền rất lớn, không chỉ với cá nhân mà còn với cả một doanh nghiệp. Vì vậy, số lượng người tiếp cận được mức lãi suất 7,55%/năm này là rất thấp.
Ngân hàng thương mại cổ phần Bảo Việt ((Viet Capital Bank) là đơn vị hiếm hoi tăng lãi suất huy động. Kể từ 28/7, lãi suất cao nhất tại Viet Capital Bank tăng từ 7,5%/năm lên 7,8%/năm áp dụng cho kỳ hạn 18 tháng. Tuy nhiên, ở kỳ hạn này, Viet Capital Bank không phân biệt đối tượng khách hàng.
Cùng với NCB, ngân hàng CB là hai đơn vị đang có mức lãi suất cao nhất 8%/năm. Ảnh: Bảo Linh
Nhưng ở kỳ hạn 12 tháng, nếu muốn nhận được mức lãi 7,4%/năm, khách hàng phải gửi tối thiểu 500 tỷ đồng.
500 tỷ đồng cũng là khoản tiền tối thiểu mà ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông (OCB) gửi để nhận mức lãi suất cao nhất 7,7%/năm cho kỳ hạn 13 tháng. Ở kỳ hạn 36 tháng, khách vẫn được hưởng mức lãi này mà không đáp ứng tiêu chí về số tiền.
Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank) hứa hẹn là ngân hàng áp dụng mức lãi suất tiết kiệm cao nhất toàn hệ thống ở kỳ hạn 12 tháng. Tuy nhiên, tỷ lệ cụ thể không được công bố. Khách hàng phải trực tiếp liên hệ với ngân hàng và phải gửi số tiền từ 100 tỷ đồng trở lên.
Ngoài ra, ở kỳ hạn 37 tháng, TPBank cũng dành mức lãi suất khá cao cho khách. Đó là 7,9%/năm. Ở kỳ hạn này, TPBank không quy định “trần” số tiền gửi.
Trong khi đó, ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) cũng dùng số tiền để phân biệt lãi suất cho khách. Ở kỳ hạn 13 tháng, nếu gửi trên 100 tỷ đồng, khách hàng sẽ được nhận lãi suất 7,4%. Nếu không đủ số tiền này, ngân hàng chỉ dành mức khiêm tốn 6,5%/năm cho người gửi tiết kiệm.
Tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), ở tiết kiệm trực tuyến, mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho kỳ hạn 36 tháng. Ở kỳ hạn này, lãi suất phụ thuộc vào số tiền gửi. Mức lãi suất cao nhất là 7,9%/năm cho khoản tiền gửi từ 5 tỷ đồng trở lên. Mức thấp nhất là 7,6%/năm cho khoản tiền dưới 100 triệu đồng.
Ở tiết kiệm thường, khi gửi số tiền từ 5 tỷ, khách sẽ được nhận mức lãi 7,7%/năm. Mức thấp nhất là 7,4%/năm cho kỳ hạn dưới 100 triệu đồng.
Tại Seabank, mức lãi suất cao nhất được công bố công khai chỉ là 6,95%/năm cho kỳ hạn 36 tháng. Tuy nhiên, ở kỳ hạn 13 tháng, khách hàng được hưởng mức cao hơn rất nhiều. Và lãi suất phụ thuộc vào số tiền mà khách hàng gửi vào ngân hàng. Thông tin này không được công bố, muốn biết, khách phải liên hệ trực tiếp với ngân hàng.
Tại BIDV, các mức lãi suất 6,9%/năm, 7%/năm và 7,2%/năm được áp dụng cho các kỳ hạn 12 tháng, 24 tháng và 36 tháng. Ngân hàng đã đánh dấu các mức kỳ hạn này, nghĩa là không phải ai cũng được nhận mức lãi cao.
Đồng hạng
Trong khi khá nhiều ngân hàng quy định số tiền gửi cao ngất ngưởng cho những kỳ hạn có lãi suất tối đa, nhiều đơn vị khác lại không có sự phân biệt số tiền gửi của khách. Nghĩa là dù gửi 1 triệu hay 100 tỷ, mức lãi mà khách được hưởng trong cùng kỳ hạn là như nhau.
Nếu không tính mức lãi suất bí ẩn cho kỳ hạn 12 tháng của TPBank, hiện nay, hai đơn vị là ngân hàng Quốc Dân (NCB) và ngân hàng Xây dựng (CB) đang có mức lãi suất công khai cao nhất là 8%/năm.
Mặc dù trên website của mình, ngân hàng CB duy trì biểu lãi suất có hiệu lực từ 3/12/2015 với mức lãi suất cao nhất chỉ là 7,3%/năm nhưng tại các chi nhánh CB, mức lãi suất cao nhất được niêm yết là 8%/năm.
Còn tại NCB, thông tin này được công khai trên website. Theo đó, mức lãi suất cao nhất tại NCB là 8%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 24 tháng. Giống như CB, ngân hàng NCB không “đính kèm” điều kiện số tiền gửi. Nghĩa là với số tiền như nhau, khách hàng đều được hưởng mức lãi suất “đồng hạng” ở kỳ hạn 24 tháng.
Một số ngân hàng còn lại cùng dùng chính sách lãi suất đồng hạng. Ví dụ, lãi suất cao nhất tại Vietcombank là 6,5% cho các kỳ hạn từ 12 tháng tới 60 tháng và không có quy định mức tiền gửi. Còn tại Oceanbank, lãi suất tối đa là 7,4%/năm cho kỳ hạn 36 tháng, cho tất cả các khách hàng.
Chỉ cho đại gia
Saocombank chỉ trả cho khách hàng mức lãi suất tối đa 6,8%/năm cho các kỳ hạn 12, 15, 18, 24 và 36 tháng. Nhưng Sacombank áp dụng mức lãi suất vượt trội 7,55%/năm cho khách hàng đại gia, những người có thể gửi vào ngân hàng số tiền lên tới 500 tỷ đồng.
500 tỷ đồng là số tiền rất lớn, không chỉ với cá nhân mà còn với cả một doanh nghiệp. Vì vậy, số lượng người tiếp cận được mức lãi suất 7,55%/năm này là rất thấp.
Ngân hàng thương mại cổ phần Bảo Việt ((Viet Capital Bank) là đơn vị hiếm hoi tăng lãi suất huy động. Kể từ 28/7, lãi suất cao nhất tại Viet Capital Bank tăng từ 7,5%/năm lên 7,8%/năm áp dụng cho kỳ hạn 18 tháng. Tuy nhiên, ở kỳ hạn này, Viet Capital Bank không phân biệt đối tượng khách hàng.
Cùng với NCB, ngân hàng CB là hai đơn vị đang có mức lãi suất cao nhất 8%/năm. Ảnh: Bảo Linh
Nhưng ở kỳ hạn 12 tháng, nếu muốn nhận được mức lãi 7,4%/năm, khách hàng phải gửi tối thiểu 500 tỷ đồng.
500 tỷ đồng cũng là khoản tiền tối thiểu mà ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông (OCB) gửi để nhận mức lãi suất cao nhất 7,7%/năm cho kỳ hạn 13 tháng. Ở kỳ hạn 36 tháng, khách vẫn được hưởng mức lãi này mà không đáp ứng tiêu chí về số tiền.
Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank) hứa hẹn là ngân hàng áp dụng mức lãi suất tiết kiệm cao nhất toàn hệ thống ở kỳ hạn 12 tháng. Tuy nhiên, tỷ lệ cụ thể không được công bố. Khách hàng phải trực tiếp liên hệ với ngân hàng và phải gửi số tiền từ 100 tỷ đồng trở lên.
Ngoài ra, ở kỳ hạn 37 tháng, TPBank cũng dành mức lãi suất khá cao cho khách. Đó là 7,9%/năm. Ở kỳ hạn này, TPBank không quy định “trần” số tiền gửi.
Trong khi đó, ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) cũng dùng số tiền để phân biệt lãi suất cho khách. Ở kỳ hạn 13 tháng, nếu gửi trên 100 tỷ đồng, khách hàng sẽ được nhận lãi suất 7,4%. Nếu không đủ số tiền này, ngân hàng chỉ dành mức khiêm tốn 6,5%/năm cho người gửi tiết kiệm.
Tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), ở tiết kiệm trực tuyến, mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho kỳ hạn 36 tháng. Ở kỳ hạn này, lãi suất phụ thuộc vào số tiền gửi. Mức lãi suất cao nhất là 7,9%/năm cho khoản tiền gửi từ 5 tỷ đồng trở lên. Mức thấp nhất là 7,6%/năm cho khoản tiền dưới 100 triệu đồng.
Ở tiết kiệm thường, khi gửi số tiền từ 5 tỷ, khách sẽ được nhận mức lãi 7,7%/năm. Mức thấp nhất là 7,4%/năm cho kỳ hạn dưới 100 triệu đồng.
Tại Seabank, mức lãi suất cao nhất được công bố công khai chỉ là 6,95%/năm cho kỳ hạn 36 tháng. Tuy nhiên, ở kỳ hạn 13 tháng, khách hàng được hưởng mức cao hơn rất nhiều. Và lãi suất phụ thuộc vào số tiền mà khách hàng gửi vào ngân hàng. Thông tin này không được công bố, muốn biết, khách phải liên hệ trực tiếp với ngân hàng.
Tại BIDV, các mức lãi suất 6,9%/năm, 7%/năm và 7,2%/năm được áp dụng cho các kỳ hạn 12 tháng, 24 tháng và 36 tháng. Ngân hàng đã đánh dấu các mức kỳ hạn này, nghĩa là không phải ai cũng được nhận mức lãi cao.
Đồng hạng
Trong khi khá nhiều ngân hàng quy định số tiền gửi cao ngất ngưởng cho những kỳ hạn có lãi suất tối đa, nhiều đơn vị khác lại không có sự phân biệt số tiền gửi của khách. Nghĩa là dù gửi 1 triệu hay 100 tỷ, mức lãi mà khách được hưởng trong cùng kỳ hạn là như nhau.
Nếu không tính mức lãi suất bí ẩn cho kỳ hạn 12 tháng của TPBank, hiện nay, hai đơn vị là ngân hàng Quốc Dân (NCB) và ngân hàng Xây dựng (CB) đang có mức lãi suất công khai cao nhất là 8%/năm.
Mặc dù trên website của mình, ngân hàng CB duy trì biểu lãi suất có hiệu lực từ 3/12/2015 với mức lãi suất cao nhất chỉ là 7,3%/năm nhưng tại các chi nhánh CB, mức lãi suất cao nhất được niêm yết là 8%/năm.
Còn tại NCB, thông tin này được công khai trên website. Theo đó, mức lãi suất cao nhất tại NCB là 8%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 24 tháng. Giống như CB, ngân hàng NCB không “đính kèm” điều kiện số tiền gửi. Nghĩa là với số tiền như nhau, khách hàng đều được hưởng mức lãi suất “đồng hạng” ở kỳ hạn 24 tháng.
Một số ngân hàng còn lại cùng dùng chính sách lãi suất đồng hạng. Ví dụ, lãi suất cao nhất tại Vietcombank là 6,5% cho các kỳ hạn từ 12 tháng tới 60 tháng và không có quy định mức tiền gửi. Còn tại Oceanbank, lãi suất tối đa là 7,4%/năm cho kỳ hạn 36 tháng, cho tất cả các khách hàng.
Tác giả bài viết: Bảo Linh
Nguồn tin: