Nhập nhèm nước mắm truyền thống và công nghiệp: Tiêu chuẩn mới càng không rõ ràng
Nước mắm truyền thống phải ủ chượp hàng năm trời mới ra hương vị đặc trưng của nước nắm
Đều gọi chung là “nước mắm” nhưng có loại chỉ làm từ hai nguyên liệu chính là cá và muối. Những loại còn lại lại được cho thêm đường hóa học, chất tạo vị, chất tạo sánh, chất bảo quản, phẩm màu để sản xuất hàng loạt.
Chuyên gia Vũ Thế Thành cho biết, trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm được gọi chung là nước nắm. Tuy nhiên, cái gọi là “nước mắm” lại được làm từ những nguyên liệu khác nhau, cách pha chế khác nhau.
Nước mắm truyền thống chỉ được làm ra từ cá và muối. Người làm nước mắm phải mất cả năm trời mới ra được mùi hương nước mắm thơm ngon. Thế nhưng, cũng gọi là nước mắm nhưng hiện nay, các loại nước mắm công nghiệp chỉ làm từ cá và muối cho “có lệ” rồi thêm đường hóa học, chất tạo vị, chất tạo sánh, chất bảo quản, phẩm màu để sản xuất hàng loạt, không mất nhiều thời gian.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam thì Dự thảo Tiêu chuẩn Quốc gia về Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm là chưa ổn. Các định nghĩa thuật ngữ trong dự thảo không đúng thực tế.
Khái niệm nước mắm pha chế không được làm rõ mà lại "lẫn" vào nước mắm thật sự của Việt Nam. Nếu đánh lẫn khái niệm nước mắm và nước mắm pha chế thì hệ lụy sẽ còn dài, làm mất nghề truyền thống. Cần làm riêng tiêu chuẩn cho nước mắm và nước mắm pha chế.
Bộ ra 1 tiêu chuẩn, vạn dân lo sợ: Lại ẩn ý gì với nước mắm truyền thống?
Chuyên gia cho rằng Tiêu chuẩn quốc gia về quy phạm thực hành sản xuất nước mắm không phù hợp với thực tế. Điều nguy hiểm là định nghĩa này có thể nhằm xóa nhòa ranh giới giữa nước mắm truyền thống với nước mắm pha chế.
Có chuyên gia đặt vấn đề: liệu có ẩn ý gì đằng sau câu chuyện này không và đề nghị dừng ngay việc ban hành tiêu chuẩn trên để xin ý kiến thêm.
Chiều 8/3, Cục Chế biến và Phát Triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) đã tổ chức họp báo trao đổi về dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia về quy phạm thực hành sản xuất nước mắm (do Bộ NN-PTNT soạn thảo) sau khi dự thảo này vấp phải sự phản ứng dữ dội từ các hiệp hội cũng như các nhà sản xuất nước mắm truyền thống (nước mắm nguyên chất).
Theo khẳng định đại diện ban soạn thảo, để đảm bảo khách quan, trong quá trình soạn thảo Cục đã tiến hành điều tra thực tế, tổ chức các hội thảo, hội nghị và gửi dự thảo xin ý kiến rộng rãi tới các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia của các viện, trường đại học, đơn vị kiểm nghiệm, đặc biệt là đông đủ các Hiệp hội cũng như doanh nghiệp sản xuất nước mắm.
Dự thảo này đưa ra các khuyến nghị, hướng dẫn kỹ thuật nhằm nhận diện, phòng ngừa, kiểm soát các mối nguy, rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến chất lượng an toàn thực phẩm cho sản phẩm nước mắm.
Nhập "0 đồng" tiền xăng nhưng lại tăng: Khó hiểu
Các doanh nghiệp đã không mất tiền nhập khẩu xăng qua các cửa khẩu tại TPHCM trong hai tháng đầu năm 2019
Dựa trên số liệu cung cấp từ Cục Hải quan TPHCM cho biết, trong 2 tháng đầu năm 2019, kim ngạch nhập khẩu xăng dầu chỉ đạt “0 USD” , vì các doanh nghiệp trong nước sử dụng xăng dầu sản xuất từ nhà máy lọc dầu Dung Quất, nên hạn chế nhập ngoài.
ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng, Bộ Công Thương cần tính toán đưa ra lộ trình điều chỉnh giá xăng dầu cho phù hợp, bảo đảm hài hòa lợi ích cho người tiêu dùng và doanh nghiệp.
"Đành rằng chúng ta vẫn phải đi nhập xăng từ nước ngoài nên giá xăng trong nước vẫn bị phụ thuộc và chịu sự điều chỉnh theo giá xăng thế giới, tuy nhiên, Bộ Công Thương và ngành xăng dầu cũng phải có những tính toán rất cụ thể về tỉ lệ sử dụng xăng trong nước là bao nhiêu và tỉ lệ nhập khẩu là bao nhiêu, trên cơ sở đó để tính toán đơn giá cho phù hợp.
Không thể có chuyện sử dụng 50% xăng dầu trong nước nhưng lại tính giá bán lẻ 100% theo giá thế giới. Như vậy thì quá thiệt cho doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng", ông Hòa nói.
"Lâu nay tôi nghe nhiều dư luận cho rằng, có chuyện "bán tài nguyên để kiếm lợi", câu chuyện này có hay không? Cần phải làm rõ. Vì việc xuất khẩu nguyên liệu giá rẻ, rồi nhập về với giá cao là một điều vô lý gây thất thoát tài nguyên, thất thu cho ngân sách đồng thời lại khiến người tiêu dùng phải chịu thiệt rất lớn", ông Hòa thẳng thắn.
Giới siêu giàu gia tăng, Việt Nam có 142 người có tài sản từ 700 tỷ đồng
Giới siêu giàu người Việt năm 2018 tăng thêm 7 người so với năm 2017
Theo báo cáo Thịnh Vượng 2019 vừa được Knight Frank công bố, giới siêu giàu Việt Nam sở hữu 30 triệu USD trở lên (gần 700 tỷ đồng) đã tăng thêm 7 người so với năm 2017, đạt số lượng 142 người.
Knight Frank khẳng định, trong vòng 5 năm tới, tăng trưởng của giới siêu giàu tại Việt Nam có thể tăng nhanh hàng đầu thế giới với tỷ lệ đạt trên 31%.
Knight Frank khẳng định, trong vòng 5 năm tới, tăng trưởng của giới siêu giàu tại Việt Nam có thể tăng nhanh hàng đầu thế giới với tỷ lệ đạt trên 31%.
Lãi suất tín dụng đen lên tới 365%/năm, đòi nợ giả danh cảnh sát 113
Các đối tượng chủ yếu dùng tờ rơi tiếp thị với nhiều hình thức khuyến mãi hấp dẫn để thu hút người vay như: Vay không cần thế chấp, thủ tục đơn giản, nhận tiền ngay…trên thực tế thì người vay phải trả lãi suất rất cao (từ 282-365%/năm), nhiều trường hợp không có khả năng trả nợ do lãi mẹ đẻ lãi con.
Theo chia sẻ của ông Nguyễn Văn Yên - Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, các đối tượng tín dụng đen chủ yếu là đối tượng hình sự từ nơi khác (hầu hết từ các tỉnh phía Bắc) đến Lâm Đồng để câu kết, móc nối với các đối tượng hình sự trên địa bàn hình thành các băng nhóm hoạt động "tín dụng đen". Chúng thậm chí còn giả danh cảnh sát 113 đến từng bản làng để đòi nợ.
Trong khi đó, nạn nhân của chúng rất đa dạng, ở nhiều lứa tuổi, trình độ học vấn, tính chất công việc khác nhau; nhiều người xuất phát từ lòng tham đứng ra làm trung gian huy động, cho vay vốn với lãi suất cao, tự biến mình thành nạn nhân, và vừa là đối tượng...
Tác giả: Mai Chi
Nguồn tin: Báo Dân trí