Du lịch

Kim tự tháp bị lãng quên kể từ sau những vụ đào trộm mộ và săn tìm kho báu

Không đình đám và nổi tiếng như ở Ai Cập, các kim tự tháp tại Sudan nằm trong nghĩa địa cổ giữa sa mạc. Công trình đã bị lãng quên kể từ sau những vụ đào mộ trộm và săn tìm kho báu.

Nằm cách thủ đô Kushite ở Sudan khoảng 200 km về phía đông trong nghĩa địa cổ giữa sa mạc, người ta sẽ thấy khu vực có tên là Nubia. Ở đây còn là nơi tập trung của kim tự tháp cổ.

Kim tự tháp Menroe không nổi tiếng như "người anh em" tại Ai Cập

Dù ít nổi tiếng hơn kim tự tháp Giza ở Ai Cập và nhỏ hơn so với “người anh em”, nhưng kim tự tháp Menroe cũng không kém phần đáng chú ý. Công trình được xây cách đây chừng 2500 năm, do người Kushites cai trị. Họ vừa là bạn, nhưng cũng là kẻ thù của người Ai Cập ở những quãng thời gian lịch sử khác nhau.

Nhưng cả hai đều có đặc điểm chung đó là chôn cất thi thể Vua và Hoàng hậu trong lăng mộ ở kim tự tháp. Xét vế số lượng, kim tự tháp ở Sudan lên tới hơn 250 chiếc, gấp đôi so với Ai Cập. Hiện những công trình này phân bố trong sa mạc của Suban.

Hiện trong sa mạc ở Sudan có khoảng hơn 250 kim tự tháp lớn nhỏ

Trước đó, khu vực này thực chất thuộc về Ai Cập. Nhưng khi vương triều của Ai Cập tan rã, người Kushites đã nổi dậy rồi lập nên triều đại giàu có của riêng mình và nắm giữ quyền lực trên khu vực rộng lớn, bao phủ nhiều đồng bằng sông Nile và về phía nam như Khartoum.

Chúng bị phá hủy và quên lãng kể từ sau những vụ trộm mộ

Các vị vua được ướp xác và an nghỉ trong quan tài bằng gỗ đặt trong lăng mộ. Bên ngoài phủ bằng các món đồ trang sức, châu báu. Ở thời điểm hiện tại, phần lớn các kim tự tháp trong tình trạng hư hỏng nặng và gần như bị quên lãng do sự phá hủy của những kẻ trộm mộ và cuộc săn kiếm kho báu vào khoảng những năm 1800.

Nền đất còn sót lại

Nếu so sánh với Ai Cập, các kim tự tháp Menroe có quy mô nhỏ hơn, bề mặt dốc, nền hẹp, xây liền kề với các đền thờ. Màu sắc của chúng rất đặc trưng do hàm lượng sắt trong đá cao. Một trong những kim tự tháp lớn nhất được xây dựng dành cho một người phụ nữ. Đó là Nữ hoàng Shanakdakheto (170-150 TCN). Các mặt của công trình được trang trí tổng hòa từ các nề văn hóa của Pharaoh Ai Cập, Hy Lạp và Rome.

Kim tự tháp Menroe được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 2011. Ngày nay, đây là địa điểm khảo cổ lớn nhất ở Sudan và cũng là điểm hút khách du lịch bậc nhất tại quốc gia này. Nhưng đáng tiếc, Sudan bị tàn phá do những cuộc nội chiến nên hiện tại chỉ đón ít hơn con số 15,000 du khách tới thăm mỗi năm.

Lượng khách đến đây không nhiều so với tiềm năng du lịch của công trình

Các họa tiết bên trong công trình

Tác giả: Hoàng Hà (Theo Apt/WK)

Nguồn tin: Báo Dân trí

  Từ khóa: Kim tự tháp

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok