Kinh tế

Keo lai: Rừng thêm xanh, người dân thêm thu nhập

Là huyện miền núi có trên 60,000ha đất lâm nghiệp, từ nhiều năm nay người dân các xã miền núi huyện Thanh Chương đã khai thác nguồn tài nguyên này để trồng keo lai, đem lại thu nhập ổn định và góp phần tích cực vào bảo vệ môi trường.

Thanh Hương là xã vùng cao của huyện Thanh Chương. Trước khi chưa chia tách thành lập xã TĐC mới Ngọc Lâm, xã Thanh Hương có trên 11.000ha chủ yếu là rừng và đất trống đồi núi trọc. Địa hình phức tạp, rừng cạn kiệt nên đời sống người dân rất khó khăn.

Thực hiện các chủ trương về trồng rừng theo các dự án 327, 4304, 661…, người dân đã tập trung trồng rừng nhưng do chưa xác định được giống cây chủ lực nên hiệu quả thấp.

images1325493 nh tr ng keo
Cán bộ kiểm lâm hướng dẫn người dân xã TĐC Ngọc Lâm trồng keo trên đất rừng mới được giao

Khoảng 15 năm lại nay, khi cây keo nguyên liệu được thị trường ưa chuộng người dân đã tập trung trồng keo. Là loại cây gỗ tạp sau khi trồng từ 3-5 năm là có thể thu hoạch nên cây keo đã được trồng luân phiên. Hiện tại trên địa bàn có gần 2000 ha. Có nhiều người đã mua bán chuyển nhượng được từ 15- 100 ha như các hộ ông Ngô Văn Lập ở xóm 6, ông Nguyễn Văn Đường, ông Nguyễn Văn Tiến ở xóm 11...



Theo ông Phan Bá Hoàng – Bí thư Đảng ủy xã Thanh Hương: Trừ các chi phí, mỗi lần thu hoạch 1 ha đạt khoảng 60 triệu đồng. Với một loại cây trồng trên đất đồi rừng, chỉ trồng và thu hoạch không phải chăm sóc thì đây là nguồn lợi rất lớn, mỗi năm đưa lại cho người dân hàng tỷ đồng. Nhờ cây keo mà đời sống người dân được nâng lên. Các hộ trồng keo có mức thu nhập gấp 2-3 lần trồng lúa, có nhiều hộ đã giàu lên nhờ trồng được nhiều keo…

2images1325495 DSC 5800
Vườn ươm giống keo lai

Hiện nay, người dân các xã miền núi trên địa bàn huyện Thanh Chương đều tập trung trồng keo. Nhiều nhất là các xã Thanh Đức, Hạnh Lâm, Thanh Thủy mỗi xã có từ 2000- 5000 ha; các xã Thanh Tùng, Thanh Mỹ, Thanh Hà mỗi xã có từ 1000 – 2000ha. Phong trào trồng keo cũng đã thu hút nhiều dự án, hình thành nhiều trang trại mà chủ là những doanh nhân và người giàu có như trường Đại học Chu O (Nhật Bản) mượn 4ha đất đồi ở xã Thanh Tùng để trồng keo làm thí nghiệm về môi trường.

Ngoài giá trị kinh tế cho chủ vườn, việc trồng keo còn đưa lại nhiều việc làm cho người dân như phát sẻ thực bì, đào hố, trồng cây, thu hoạch và đặc biệt là bóc vỏ keo.

3images1325496 nh thu hochj keo
Bóc vỏ keo - nghề mới từ việc phát triển rừng keo

Đã có thu nhập ổn định từ cây keo, những ngày gần đây, người trồng keo ở huyện Thanh Chương hết sức vui mừng khi được biết Đảng và Nhà nước đã có chủ trương hỗ trợ đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, trong đó, trọng tâm chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng để người dâcó hành động tích cực, đúng đắn, làm tốt hơn nhiệm vụ trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, bảo đảm xây dựng môi trường rừng phát triển theo hướng bền vững, góp phần quan trọng bảo vệ tốt “lá phổi xanh của trái đất”. Tin rằng, người trồng rừng nói chung và người dân các xã miền núi của huyện Thanh Chương sẽ tập trung gắn bó nhiều hơn với việc trồng keo.

Tác giả bài viết: Trần Đình Hà

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok