Họ lấy một chai nhựa như chai nước khoáng, chai dầu rửa bát hay chai gì gì đó, gò một miếng tôn thành cái loa nhỏ rồi cắm loa vào miệng chai, buộc chặt lại bằng đoạn dây cao su dài. Những buổi trưa hè bỏng rát, họ đạp xe khắp các đường ngang lối tắt, không phải mỏi miệng rao, chỉ cần bóp mạnh tay một chút là kem mút… kem mút. Và bọn trẻ con cuối xóm cũng có thể dỏng tai nghe thấy.
Ông cũng bán kem nhưng cách ông rao hàng lại không như những người bán kem thông thường. Ông có một cái kèn dài chừng hai gang tay. Ông chỉ đạp xe một tay còn tay kia ông thổi cái kèn đặc biệt ấy. Lũ trẻ chúng tôi cứ nghe thấy tiếng toe…toe …toe…toe là í ới gọi nhau ầm ĩ, bồng bế em ra ngóng ở con đường cái đầu ngõ. Đứa nào không ra nhanh thì mất lượt bởi xe kem của ông chả bao giờ phải đi đến lượt thứ hai.
Tôi cũng chẳng biết là ông bán kem ở làng tôi từ bao giờ. Chỉ nhớ lúc tôi biết xin bà hai trăm đồng đi mua kem thì đã biết đứng đợi ông ở ven con đường cái rồi. Ông là người bán kem già nhất tôi từng gặp. Dáng người ông nhỏ nhưng nhanh nhẹn. Ông đi trên cái xe nam một khung, thùng kem gỗ nâu xỉn buộc đằng sau. Mỗi khi có khách, chủ yếu là lũ trẻ con như chúng tôi, ông vắt một chân thoăn thoắt qua khung xe nhảy phắt xuống nhanh hệt một cậu thiếu niên.
Tôi để ý thấy tóc ông màu muối tiêu, khuôn mặt gấp xếp đầy nếp nhăn nhưng chưa bao giờ ông quên nở những nụ cười với đám “khách hàng” bé nhỏ của mình. Không hiểu sao, tôi thấy yêu quí ông ngay từ những lần gặp đầu tiên nhưng chưa bao giờ dám nói chuyện với ông. Nghe lũ bạn đi trâu của tôi bảo có lần đang đi, thấy chúng nó nhễ nhại dắt trâu, ông dừng phắt xuống, mở thùng kem rôm rả cho mỗi đứa một que. Tôi thì tôi quí ông thật nhưng tôi chả tin. Đâu có người tốt thế! Bà vẫn bảo chả ai cho không ai cái gì bao giờ. Và bà tôi đúng là một người như thế thực.
Có một lần nghe tiếng toe…toe của ông mãi tận đẩu tận đâu, thằng em của tôi đòi kem. Tôi tấp tểnh chạy vào xin bà tiền. Bà cầm que bời dứ dứ đuổi tôi một chặp. Vì tiền đâu bà cho chúng tôi mãi được. Sáng nào tôi chả tìm cách xin của bà hai trăm. Nhưng những ngày bà vui thôi. Chứ như hôm nay, tôi liệu liệu mà lủi nhanh. Thấy tôi trở ra không có tiền, khuôn mặt hau háu của thằng em tôi như bị ai kéo xệ xuống. Cứ thế nó nằm lăn ra đất giãy đành đạch như con trạch bị thả vào tro bếp. Có tiếng bà quát sang sảng, tôi vội vàng bốc thằng em lên lưng, thôi thì không có tiền cứ ra đó nhìn cái thùng kem không cho đỡ thèm cũng được.
Hai anh em tôi ngồi bệt ở vệ cỏ đợi. Nó vẫn khóc thút thít. Nước mắt, nước mũi rồi đất cát trộn vào nhau bê bết cả mặt mũi quần áo. Đâu phải chỉ nó thèm, tôi cũng thèm chứ. Nhưng biết kiếm đâu những hai trăm trong khi một trăm cũng có thể mua được hai cái kẹo đầu tây. Những tiếng toe…toe ngày càng gần. Thằng em tôi nó ngồi bệt xuống đất mắt dán vào thùng kem của ông buồn thiu. Đi qua chúng tôi chừng dăm mét, bất chợt ông lại vắt chân qua khung xe nhảy xuống đất, chạy chạy mấy bước để dừng xe lại. Ông mở thùng kem rồi vẫy vẫy hai anh em tôi. thằng em tôi vẫn giọng buồn thiu: “Hôm nay bà cháu không cho cháu tiền đâu ông ạ!”
Ông cầm hai que kem mỉm cười vẫy tay. Thằng em tôi hớn hở phủi mông quần chạy đến đón. Tôi gọi mãi nó không nghe. Mẹ vẫn bảo không được tự tiện lấy đồ của người khác. Ông xoa đầu nó, nhìn tôi: “Kệ em nó, cháu ạ! Răng mà giống cháu ông thế! Chỉ tiếc thằng cháu ông lại chẳng còn…”. Nét mặt ông sầm xuống. Ông nhảy lên xe lầm lụi đạp quên cả thổi cái kèn đặc biệt của mình. Tôi nghe cái giọng xứ nghệ thấy lạc lõng mà thương ông quá. Cũng chẳng biết tên thật của ông là gì, chỉ biết lũ bạn đi trâu bảo gọi ông là ông Nhân…
Hôm tôi đi học về, ngạc nhiên hết sức khi thấy ông chống tay lên thùng kem đứng nói chuyện với bà và bố trong cổng. Tôi thấy ông và bố nói với nhau những chuyện dưới thị xã, chuyện nhà máy…Tôi chẳng hiểu gì cả. Mãi bố mới bảo ngày xưa ông có thời làm bảo vệ ở nhà máy bố nhưng sau bị giảm biên chế vì kiên quyết không nghe lời thủ trưởng cho tuồn máy móc ra ngoài. Từ đấy ông bỏ về nhà bán kem. Bà ngồi trên cái ghế con, bỏm bẻm nhai trầu, vừa vặt lạc củ vừa hỏi ông về mưa nắng, cấy trồng. Giọng ông cười ha hả khác hẳn hôm cho anh em chúng tôi kem. Lúc ông về, bà xăng xái lấy biếu ông cả một túm lạc với khoai lang. Lạ thật! Bà chẳng giờ làm vậy, còn tôi thì thấy vui vui.
Mùa hè sau, mùa hè sau… rồi lại mùa hè sau nữa, chợt tôi thấy lâu lắm rồi vắng tiếng toe…toe. Một lần tôi bảo chuyện ấy với thằng em. Bây giờ thì nó lớn rồi, không còn giãy đành đạch đòi kem như ngày xưa nữa. Nó bảo thì ông già quá không đi bán được nữa chứ sao! Vẫn biết thế mà sao tôi thấy buồn.
Mùa đông này, giữa Hà Nội, những ngày lạnh, bọn bạn rủ đi ăn kem Tràng Tiền, kem Thuỷ Tạ, tự nhiên nhớ kem hai trăm ngày xưa, nhớ quê mình da diết…
Ông cũng bán kem nhưng cách ông rao hàng lại không như những người bán kem thông thường. Ông có một cái kèn dài chừng hai gang tay. Ông chỉ đạp xe một tay còn tay kia ông thổi cái kèn đặc biệt ấy. Lũ trẻ chúng tôi cứ nghe thấy tiếng toe…toe …toe…toe là í ới gọi nhau ầm ĩ, bồng bế em ra ngóng ở con đường cái đầu ngõ. Đứa nào không ra nhanh thì mất lượt bởi xe kem của ông chả bao giờ phải đi đến lượt thứ hai.
Kem mút thời thơ ấu mãi là ký ức đẹp trong tuổi thơ của mỗi đứa trẻ quê mùa. (Ảnh: internet)
Tôi cũng chẳng biết là ông bán kem ở làng tôi từ bao giờ. Chỉ nhớ lúc tôi biết xin bà hai trăm đồng đi mua kem thì đã biết đứng đợi ông ở ven con đường cái rồi. Ông là người bán kem già nhất tôi từng gặp. Dáng người ông nhỏ nhưng nhanh nhẹn. Ông đi trên cái xe nam một khung, thùng kem gỗ nâu xỉn buộc đằng sau. Mỗi khi có khách, chủ yếu là lũ trẻ con như chúng tôi, ông vắt một chân thoăn thoắt qua khung xe nhảy phắt xuống nhanh hệt một cậu thiếu niên.
Tôi để ý thấy tóc ông màu muối tiêu, khuôn mặt gấp xếp đầy nếp nhăn nhưng chưa bao giờ ông quên nở những nụ cười với đám “khách hàng” bé nhỏ của mình. Không hiểu sao, tôi thấy yêu quí ông ngay từ những lần gặp đầu tiên nhưng chưa bao giờ dám nói chuyện với ông. Nghe lũ bạn đi trâu của tôi bảo có lần đang đi, thấy chúng nó nhễ nhại dắt trâu, ông dừng phắt xuống, mở thùng kem rôm rả cho mỗi đứa một que. Tôi thì tôi quí ông thật nhưng tôi chả tin. Đâu có người tốt thế! Bà vẫn bảo chả ai cho không ai cái gì bao giờ. Và bà tôi đúng là một người như thế thực.
Có một lần nghe tiếng toe…toe của ông mãi tận đẩu tận đâu, thằng em của tôi đòi kem. Tôi tấp tểnh chạy vào xin bà tiền. Bà cầm que bời dứ dứ đuổi tôi một chặp. Vì tiền đâu bà cho chúng tôi mãi được. Sáng nào tôi chả tìm cách xin của bà hai trăm. Nhưng những ngày bà vui thôi. Chứ như hôm nay, tôi liệu liệu mà lủi nhanh. Thấy tôi trở ra không có tiền, khuôn mặt hau háu của thằng em tôi như bị ai kéo xệ xuống. Cứ thế nó nằm lăn ra đất giãy đành đạch như con trạch bị thả vào tro bếp. Có tiếng bà quát sang sảng, tôi vội vàng bốc thằng em lên lưng, thôi thì không có tiền cứ ra đó nhìn cái thùng kem không cho đỡ thèm cũng được.
Hai anh em tôi ngồi bệt ở vệ cỏ đợi. Nó vẫn khóc thút thít. Nước mắt, nước mũi rồi đất cát trộn vào nhau bê bết cả mặt mũi quần áo. Đâu phải chỉ nó thèm, tôi cũng thèm chứ. Nhưng biết kiếm đâu những hai trăm trong khi một trăm cũng có thể mua được hai cái kẹo đầu tây. Những tiếng toe…toe ngày càng gần. Thằng em tôi nó ngồi bệt xuống đất mắt dán vào thùng kem của ông buồn thiu. Đi qua chúng tôi chừng dăm mét, bất chợt ông lại vắt chân qua khung xe nhảy xuống đất, chạy chạy mấy bước để dừng xe lại. Ông mở thùng kem rồi vẫy vẫy hai anh em tôi. thằng em tôi vẫn giọng buồn thiu: “Hôm nay bà cháu không cho cháu tiền đâu ông ạ!”
Những khoảnh khắc đẹp của thời thơ ấu. (Ảnh: Anh Thế)
Ông cầm hai que kem mỉm cười vẫy tay. Thằng em tôi hớn hở phủi mông quần chạy đến đón. Tôi gọi mãi nó không nghe. Mẹ vẫn bảo không được tự tiện lấy đồ của người khác. Ông xoa đầu nó, nhìn tôi: “Kệ em nó, cháu ạ! Răng mà giống cháu ông thế! Chỉ tiếc thằng cháu ông lại chẳng còn…”. Nét mặt ông sầm xuống. Ông nhảy lên xe lầm lụi đạp quên cả thổi cái kèn đặc biệt của mình. Tôi nghe cái giọng xứ nghệ thấy lạc lõng mà thương ông quá. Cũng chẳng biết tên thật của ông là gì, chỉ biết lũ bạn đi trâu bảo gọi ông là ông Nhân…
Hôm tôi đi học về, ngạc nhiên hết sức khi thấy ông chống tay lên thùng kem đứng nói chuyện với bà và bố trong cổng. Tôi thấy ông và bố nói với nhau những chuyện dưới thị xã, chuyện nhà máy…Tôi chẳng hiểu gì cả. Mãi bố mới bảo ngày xưa ông có thời làm bảo vệ ở nhà máy bố nhưng sau bị giảm biên chế vì kiên quyết không nghe lời thủ trưởng cho tuồn máy móc ra ngoài. Từ đấy ông bỏ về nhà bán kem. Bà ngồi trên cái ghế con, bỏm bẻm nhai trầu, vừa vặt lạc củ vừa hỏi ông về mưa nắng, cấy trồng. Giọng ông cười ha hả khác hẳn hôm cho anh em chúng tôi kem. Lúc ông về, bà xăng xái lấy biếu ông cả một túm lạc với khoai lang. Lạ thật! Bà chẳng giờ làm vậy, còn tôi thì thấy vui vui.
Mùa hè sau, mùa hè sau… rồi lại mùa hè sau nữa, chợt tôi thấy lâu lắm rồi vắng tiếng toe…toe. Một lần tôi bảo chuyện ấy với thằng em. Bây giờ thì nó lớn rồi, không còn giãy đành đạch đòi kem như ngày xưa nữa. Nó bảo thì ông già quá không đi bán được nữa chứ sao! Vẫn biết thế mà sao tôi thấy buồn.
Mùa đông này, giữa Hà Nội, những ngày lạnh, bọn bạn rủ đi ăn kem Tràng Tiền, kem Thuỷ Tạ, tự nhiên nhớ kem hai trăm ngày xưa, nhớ quê mình da diết…
Tác giả bài viết: Nguyễn Anh Thế