Ông khẳng định rằng, hành động của Iran chính là phản ứng của nước này trước việc Mỹ quyết định kéo dài Đạo luật trừng phạt Iran (ISA).
ISA được thông qua lần đầu vào năm 1996 để trừng phạt các đối tượng đầu tư vào ngành công nghiệp năng lượng Iran và răn đe việc Tehran theo đuổi tham vọng hạt nhân. Nếu không được gia hạn, đạo luật này sẽ hết hạn vào năm ngày 31-12-2016. Nhiều nhà lập pháp Mỹ đang ủng hộ việc kéo dài ISA do cho rằng, điều này không hề vi phạm hiệp ước hạn nhân Iran mới đồng thuận vào năm ngoái.
Động cơ năng lượng hạt nhân bao gồm một lò phản ứng hạt nhân để tạo ra điện cho tàu biển. Hệ thống này thường rất phổ biến trên các tàu ngầm hạt nhân chiến lược do nó giúp tàu duy trì trạng thái lặn ở các vùng biển sâu hàng tuần liền mà không bị phát hiện. Động cơ năng lượng hạt nhân cũng thường được dùng ở các tàu mặt nước lớn như tàu sân bay hay tàu phá băng.
Mặc dù công nghệ này khác so với vũ khí hạt nhân nhưng nó vẫn có ý nghĩa to lớn trong lĩnh vực quân sự khi có thể giúp chiến hạm hoạt động trong thời gian dài mà không cần nạp nhiên liệu. Nga là nước duy nhất hiện nay trên thế giới trang bị động cơ năng lượng hạt nhân cho tàu dân sự với phần lớn trong đó là các tàu phá băng.
Tác giả bài viết: Đặng Vũ
Nguồn tin: