Kinh tế

Hồng Đà Lạt mất mùa thê thảm

Thời tiết nắng nóng khiến hầu hết vườn hồng Đà Lạt mất mùa thê thảm, sản lượng thu hoạch chỉ khoảng 10-30% so với những năm trước.

1 1
Theo một số nhà vườn tại vùng chuyên canh hồng lớn nhất Lâm Đồng là thị trấn D'ran (huyện Đơn Dương) và xã Xuân Trường (TP. Đà Lạt), mùa thu hoạch của những năm trước kéo dài từ tháng 10 đến cuối năm. Tuy nhiên, dự kiến năm nay thời gian sẽ rút ngắn nhiều do sản lượng giảm mạnh.

2 1
Ông Nguyễn Duy Hưng, chủ vườn hồng tại phường 3 (TP Đà Lạt), cho biết những năm trước hồng trĩu quả, không thấy cả ngọn, phải dùng cây để đỡ cành khỏi bị gãy.

3 1
“Năm nay, vườn nhà tôi thu chưa tới 10% so với năm trước nên không đủ nguyên liệu sấy khô theo đơn đặt hàng của khách”, ông Hưng nói.

4 1
Nhiều nhà vườn cho biết, nguyên nhân khiến hồng mất mùa thê thảm là do thời tiết diễn biến thất thường, sau thời điểm bị ảnh hưởng nặng nề bởi nắng nóng kèo dài thì lại đến mưa đá kèm sương muối nên tỉ lệ đậu trái thấp.

5 1
Ngoài ra, sâu bệnh phá hoại cũng khiến chất lượng quả giảm sút như kích thước nhỏ, vỏ sần sùi, bầm dập….

6
Một số diện tích hồng bị trụi lá hoàn toàn, mỗi cây chỉ còn trơ lại vài quả.

7
Ông Đặng Soa, chủ vườn hồng trên đèo Mimosa, cho biết do nhiều người trong gia đình đều là công chức nhà nước nên ông phải thuê nhân công thu hoạch nếu hồng không mất mùa. Năm nay, ông tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần để thu hoạch mà vẫn còn dư dả thời gian.

8
Với diện tích vườn hồng 2000 m2, trong khi năm ngoái gia đình ông thu hoạch được hơn 3 tấn thì năm nay con số này không vượt quá 2 tạ.

9
"Hồng mất mùa thê thảm khiến nông dân ở đây điêu đứng hết rồi. Có những vườn chỉ chuyên canh cây hồng ăn quả, quanh năm chăm bón để chờ một mùa thu hoạch duy nhất mà gặp tình trạng này thì khóc không thành tiếng”, ông Soa nói.

10
Khảo sát một số vựa thu mua trái cây tại Đà Lạt, hiện giá hồng tại vườn dao động từ 8.000-10.000 đồng/kg, cao hơn gần 3.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước.

11
Tuy nhiên, sản lượng giảm trung bình 80% kèm theo nhiều quả sau thu hoạch phải đổ bỏ do không đạt chất lượng nên nông dân vẫn lỗ nặng, không đủ bù chi phí phân bón, công chăm sóc.

12
Để gỡ gạc vốn liếng đầu tư, nhiều nông dân mang hồng chín bày bán sát lề đường cho khách tham quan với giá cao gấp 2-3 lần.

Tác giả bài viết: Di Linh

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok