Ở Việt Nam học thêm còn chưa là gì so với Hàn Quốc, Trung Quốc
Điều thứ nhất tôi muốn khẳng định rằng, học thêm không phải đặc sản riêng của Việt Nam. Học sinh các nước châu Á khác, mà tiêu biểu là Hàn Quốc và Trung Quốc cũng phải học thêm và nếu so về thời gian và cường độ thì ở Việt Nam còn chưa là gì.
Hàng năm, có hàng triệu học sinh Hàn Quốc miệt mài ôn luyện trước những kỳ thi quan trọng với mong ước thi đỗ vào các trường trung học, đại học danh tiếng. Tại xứ sở kim chi, một ví trí học tập ở những ngôi trường hàng đầu đồng nghĩa với cơ hội vào làm việc tại những tập đoàn lớn, một tương lai ổn định và giàu có. Đối với các gia đình có điều kiện, họ đầu tư cho con cái ôn luyện từ rất sớm.
Điều thứ nhất tôi muốn khẳng định rằng, học thêm không phải đặc sản riêng của Việt Nam. Học sinh các nước châu Á khác, mà tiêu biểu là Hàn Quốc và Trung Quốc cũng phải học thêm và nếu so về thời gian và cường độ thì ở Việt Nam còn chưa là gì.
Hàng năm, có hàng triệu học sinh Hàn Quốc miệt mài ôn luyện trước những kỳ thi quan trọng với mong ước thi đỗ vào các trường trung học, đại học danh tiếng. Tại xứ sở kim chi, một ví trí học tập ở những ngôi trường hàng đầu đồng nghĩa với cơ hội vào làm việc tại những tập đoàn lớn, một tương lai ổn định và giàu có. Đối với các gia đình có điều kiện, họ đầu tư cho con cái ôn luyện từ rất sớm.
Học sinh tiểu học Hàn Quốc cũng phải luyện thi
Và để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng lớn này, các trung tâm luyện thi tư nhân (hagwon) mở ra khắp nơi. Trung tâm nào có giảng viên càng danh tiếng, giờ giấc nghiêm khắc và bài tập về nhà nhiều như núi thì trung tâm đó càng hút học sinh. Học ở trường lớp, trung tâm luyện thi thôi chưa đủ, về đến nhà các em còn phải tiếp tục học tới gần sáng.
Cá biệt, có những phụ huynh Hàn quốc sắm cả những chiếc tủ học tập để con em học bài cho tập trung.
Tủ học tập, thứ mà chỉ Hàn quốc mới có
Đến đây, các bạn có thể nghĩ rằng trẻ em ở Hàn Quốc thật khổ, không có tuổi thơ, phải học hành theo ý muốn của cha mẹ. Xin thưa, học hành ôn luyện là việc của cả xã hội, cả xã hội Hàn quốc đều phải hi sinh cố gắng. Có những bậc cha mẹ đã phải dành tất cả tiền dưỡng già của mình để cho con cái theo học.
Điều này có thể tiêu cực nhưng nếu không có sự cố gắng như thế, liệu rằng có những Samsung, Hyundai, LG… ngày nay.
Sao bắt chước Hàn Quốc mà không học theo Mỹ?
Có câu hỏi đặt ra là : Tại sao chúng ta không bắt chước mô hình giáo dục của Mỹ? Tôi phải thừa nhận rằng hiện nay nước Mỹ đang có nền giáo dục hiện đại và tiên tiến nhất thế giới. Cả châu Á, bao gồm Hàn Quốc cũng đang phấn đấu được như họ.
Đại học Havard, niềm mơ ước của các sinh viên châu Á
So với sinh viên Việt Nam, sinh viên Mỹ có kiến thức thực hành tốt hơn, kiến thức xã hội rộng hơn và tư duy làm việc theo nhóm. Ưu thế duy nhất của các sinh viên Việt Nam và sinh viên châu Á nói chung đó là sự vững vàng ở các môn khoa học cơ bản như Toán, Lý, Hóa. Điều này không có gì đáng xấu hổ cả. Bởi học sinh, sinh viên là sản phẩm của hệ thống giáo dục. Bên Mỹ họ có điều kiện giảng dạy tốt hơn thì sinh viên Mỹ có kiến thức đa dạng là điều đương nhiên.
Việc cấm dạy thêm, học thêm cho giống Mỹ chỉ là bắt chước vẻ bề ngoài. Làm sao để đào tạo được như họ thì chúng ta lại đang loay hoay. Và nếu trong lúc đợi chất lượng giáo dục đi lên mà đã vội cấm việc dạy thêm, học thêm có phải là đã bỏ đi ưu thế duy nhất của các học sinh, sinh viên Việt Nam không?
Học thêm là nhu cầu chính đáng
Việc học thêm, dạy thêm thời gian qua có nhiều biến tướng tiêu cực. Nhưng không thể vì thế mà xóa bỏ nhu cầu chính đáng của một bộ phận học sinh, phụ huynh.
Không phải em học sinh nào cũng có tư duy nhanh nhẹn, nếu học trên lớp mà vẫn không hiểu bài, về nhà lại phải tự mò mẫm một mình thì rất có thể sẽ không theo kịp các bạn. Ngày nay phương pháp giáo dục đã khác trước, nhiều khi phụ huynh cũng bó tay mà không thể giảng bài cho con em mình.
Hơn nữa, tôi nghĩ rằng nguyên nhân của việc học thêm tràn lan như ngày nay bắt nguồn từ việc thi cử. Nếu đề thi mà chỉ cần đọc sách giáo khoa cũng làm được hết thì cũng chẳng xảy ra tình trạng như bây giờ.
Ngoài ra cũng có những bậc phụ huynh đặt kỳ vọng cao vào con cái. Muốn con mình đủ sức so sánh với những bạn bè đồng lứa đến từ châu Âu, Nhật, Mỹ. Điều này chẳng quá tốt hay sao?
Dĩ nhiên muốn được như thế thì phải đầu tư học thêm ngoại ngữ ở ngoài. Tôi nói không ngoa chứ nếu đem kỹ năng nghe, nói, phát âm đang dạy ở các trường phổ thông đi phỏng vấn du học thì học sinh của chúng ta trượt gần hết.
Điều cuối cùng tôi muốn nhắn nhủ tới các bậc phụ huynh khác, đúng là sẽ rất áp lực cho con em chúng ta nếu phải học hành vất vả. Nhưng nếu đang ở vị trí tụt hậu mà vẫn muốn vui vẻ, thoải mái, không có một sự nỗ lực hơn người thì sẽ chẳng có phép màu nào xảy ra cả.
Tác giả bài viết: Hoàng Hiệp (Hà Nội)